Do phần lớn lực lượng lao động nông nghiệp khơng có chun mơn kỹ thuật, lại mang nặng tác phong lao động nông nghiệp, tư tưởng sản xuất nhỏ, tự ti… nên khả năng thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp của họ rất chậm, không theo kịp yêu cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa. Điều này thể hiện ở:
-Tỷ lệ chưa tìm được việc làm và thiếu việc làm của lực lượng lao động nông nghiệp cao, đặc biệt là của lực lượng lao động bị thu hồi đất.
+Theo điều tra năm 2012, tỷ lệ thời gian lao động không được sử dụng ở nông thôn huyện Vĩnh Linh rất cao (21,15%), tỷ lệ lao động thiếu việc làm lớn, trong đó phần lớn là lao động nơng nghiệp.
+Ở một số xã có diện tích đất thu hồi lớn, số lao động khơng tìm được việc làm càng lớn, ví dụ xã Vĩnh Thái có tới 700 lao động khơng có việc làm, thị trấn Hồ Xá cũng có tình trạng tương tự.
-Số lao động chuyển đổi được nghề ít, thời gian chuyển đổi chậm, chủ yếu là việc làm tạm, thu nhập thấp.
Qua điều tra ở huyện Vĩnh Linh cho thấy, đa phần lao động nông nghiệp bị thu hồi đất muốn tiếp tục làm nghề nơng bởi tính ổn định tương đối về thu nhập, lại ít địi hỏi tay nghề, trình độ chun mơn kỹ thuật. Hơn nữa, với người nơng dân nghề nơng đã gắn bó với họ hàng bao đời.
Số lao động tìm được việc làm (chuyển đổi được nghề) chủ yếu là làm các cơng việc có tính chất mùa vụ, tạm thời như làm dịch vụ quanh khu công nghiệp, khu đô thị như kinh doanh ăn uống, kinh doanh tạp hóa, nhà trọ, làm phụ hồ, thợ xây, buôn bán rau cỏ… các công việc này không ổn định, thu nhập thấp.