THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN VĨNH

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)

BẢNG 2.5 TỶ LỆ DÂN CƯ ĐÔ THỊ Ở HUYỆN VĨNH LINH GIAI ĐOẠN 2009-2012

26. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN VĨNH

Giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng bộ và các cấp chính quyển ở huyện Vĩnh Linh tập trung chỉ đạo và quan tâm sâu sắc. Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Linh khóa XIII đã khẳng định: “Tạo thêm nhiều việc làm mới là mục tiêu và nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình quốc gia về giải quyết việc làm trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế, đẩy mạnh và mở rộng các làng nghề truyền thống, tích cực tham gia các chương trình xuất khẩu lao động… Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất

lượng hoạt động đào tạo nghề, dạy nghề để tăng khả năng tự tạo việc làm, di chuyển việc làm cho người lao động”.

Thực hiện nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XIII đề ra, ngày 4/5/2009, huyện ủy Vĩnh Linh đã phê duyệt chương trình giải quyết việc làm của huyện giai đoạn 2009 – 2012 với các mục tiêu: Mỗi năm tạo việc làm mới cho từ 5.000 đến 10.000 lao động; giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 5,5%; nâng thời gian lao động ở nông thôn lên 82,5%; đưa số lao động qua đào tạo lên 35%, trong đó qua đào tạo nghề là 25%.

Để tổ chức thực hiện chương trình trên, UBND huyện đã có Quyết định số 1578/QĐ– UB về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm của huyện.

Để triển khai có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, ban chỉ đạo thực hiện chương trình của huyện đã xây dựng ba đề án và được thường vụ huyện ủy thơng qua và UBND huyện phê duyệt, đó là: Đề án “Cho vay vốn giải quyết việc làm”; Đề án “Mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động dạy nghề gắn với giải quyết việc làm ở nông thôn thời kỳ CNH, HĐH”; Đề án “Xuất khẩu lao động”.

Trong quá trình triển khai chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2009 – 2012, UBND huyện đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ tích cực nhằm mục tiêu giải quyết việc làm như: Quyết định số 557/QĐ – UB về việc phê duyệt đề án cho vay vốn giải quyết việc làm; Quyết định số 1473 về quản lý và sử dụng quỷ khuyến công và thành lập ban chỉ đạo, quản lý quỷ khuyến công; Phê duyệt đề án dạy nghề cho nông dân năm 2009 với tổng kinh phí 539 triệu đồng; Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.

Để thực hiện chương trình phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, Vĩnh Linh đã đặc biệt chú trọng công tác khuyến nông. Hệ thống khuyến nông luôn được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Sau 4 năm hoạt động, tổ chức khuyến nông của huyện đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể mở 484 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho 3.000 lượt nông dân (Tập trung vào các nhóm

nghề: trồng trọt, chăn ni gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ động thực vật, xử lý chất thải nông nghiệp, bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Trong giai đoạn 2009 – 2012, huyện Vĩnh Linh đã tạo nhiều việc làm mới trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 2.574 việc làm mới.

Từ năm 2009 – 2012, khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Vĩnh Linh đã thu hút thêm 7.695 lao động và ổn định việc làm cho 16.853 lao động.

Sự phát triển khu vực dịch vụ đã giải quyết được việc làm mới cho 3.280 lao động.

Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động của huyện cũng đã hoạt động tích cực và đạt được nhiều kết quả trong xuất khẩu lao động. Từ năm 2009 – 2012, toàn huyện đã xuất khẩu lao động được 2.798 lao động. Phần lớn lao động Vĩnh Linh được xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w