.Giải pháp về mở rộng cầu lao động

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 62)

* Mở rộng cầu lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

+Hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Để phát triển các vùng sản xuất tập trung chun canh, huyện cần có các chính sách tạo điều kiện, môi trường thuận lợi, hỗ trợ để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, đặc biệt là khâu giống, bảo quản sau thu hoạch, chế biến. Tăng cường cán bộ kỹ thuật, cán bộ làm công tác khuyến nông cho cơ sở, đảm bảo mỗi hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp có một cán bộ kỹ thuật nơng nghiệp. Đầu tư xây dựng đồng bộ các cơng trình hạ tầng nông thôn như trạm bơm, kênh mương, hệ thống điện… để phục vụ cho hệ thống sản xuất, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.

+Phát triển chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa chăn ni thành ngành sản xuất chính, muốn vậy huyện cần:

•Đưa nhanh các giống lợn, gia cầm, thủy sản có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tiếp tục thực hiện nạc hóa đàn lợn, sinh hóa đàn bị, phát triển đàn gia cầm. Phấn đấu đến năm 2020, đàn lợn 62.000 con, tăng 5,6%/ năm; đàn bò từ 15- 17 ngàn con; đàn gia cầm 350 ngàn con; sản lượng thịt 13- 15 nghìn tấn; diện tích ni trồng thủy sản 1.000 ha.

•Hình thành các khu chăn ni tập trung để phịng chống có hiệu quả dịch bệnh. Với chủ trương khai thác triệt để mặt nước, tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản.

•Tăng cường cơng tác thú y, phịng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. +Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Thực hiện các giải pháp phát triển trồng trọt, mở rộng chăn nuôi, phát triển rừng, Vĩnh Linh sẽ đảm bảo việc làm cho 43.000 lao động nông nghiệp và phấn đấu khu vực nông nghiệp mỗi năm sẽ giải quyết việc làm cho 200 lao động.

* Mở rộng cầu lao động thông qua phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng

Đây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp, tận dụng thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp. Để đạt mục tiêu trên, huyện cần:

+Đầu tư phát triển công nghiệp, không chỉ nhằm mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện theo hướng CNH, HĐH.

•Cơng nghiệp hóa cơ khí và điện tử. Đây là ngành cơng nghiệp nền tảng và có vai trị then chốt trong phát triển kinh tế của huyện. Mục tiêu giai đoạn 2015- 2020 giá trị sản xuất cơng nghiệp cơ khí, điện tử sẽ tăng với tốc độ bình qn là 42,15%/ năm.

•Cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: phát triển mạnh công nghiệp sản xuất gạch, gạch men, gạch sứ đáp ứng nhu cầu trong và ngồi huyện.

•Cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản, thực phẩm: tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp chế biến có lợi thế cạnh tranh, có khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và các huyện lân cận để thực hiện chế biến sâu và xuất khẩu. Đầu tư thay thế dần các thiết bị, cơng nghệ lạc hậu để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm.

+Đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề là một trong những hướng quan trọng để tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện. Muốn vậy, huyện cần:

•Tập trung lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội, các đồn thể từ thị trấn, khóm phố, làng xã để phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới cơng tác quản lý Nhà nước đối với sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đơn giản hóa thủ tục hành chính theo mơ hình “một cửa”, một đầu mối. Đồng thời tăng cường quản lý các loại hình doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, quản lý các dự án, quản lý các KCN theo hướng tạo điều kiện cho tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển.

•Quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Hằng năm các thị trấn, khóm, xã căn cứ vào quỹ đất hiện có của địa phương lập kế hoạch sử dụng đất phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, xây dựng các KCN tập trung, các điểm tiểu thủ công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển thị trấn, thị tứ, làng nghề và nơng thơn mới.

•Giữ vững và phát triển làng nghề truyền thống, mở thêm các làng nghề mới, đa dạng hóa ngành nghề, tạo điều kiện hình thành nhiều loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh với nhiều quy mơ khác nhau ở nơng thơn. Hình thành các KCN ở thị tứ với các ngành nghề chủ yếu là cơ khí, chế biến nơng sản, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất hàng gia dụng.

•Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ để phát triển cơng nghiệp nơng thơn.

•Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cấp thiết bị sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.

+Đầu tư xây dựng và phát triển các KCN. Đây là một hướng quan trọng để tăng tỉ trọng công nghiệp, tạo nhiều việc làm. Cần phát triển hợp lý các KCN đi đôi với đào tạo nguồn nhân lực. Tập trung đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ để đảm bảo công nghiệp được phát triển nhanh, bền vững. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tăng cường thu hút FDI.

+Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là khâu then chốt để đẩy mạnh CNH, HĐH, đồng thời cũng là khâu tạo ra nhiều việc làm, nhất là cho lao động phổ thông.

* Mở rộng cầu lao động thông qua sắp xếp lại và phát triển các ngành dịch vụ

+Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ có tiềm năng như: du lịch, bảo hiểm, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thơng. Tạo mơi trường thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ mới như: tài chính, kiểm tốn, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật.

+Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình du lịch. Phấn đấu tăng doanh thu 25%/năm, kết nối các hành trình du lịch trong tỉnh với hành trình du lịch của huyện. Tiếp tục xây dựng các khu du lịch, đặc biệt là khu du lịch sinh thái. Trùng tu các di tích như địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương…

+Mở rộng liên kết giữa các thành phần kinh tế để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Chú trọng đến các xã vùng sâu, vùng xa, đưa mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng bình quân 13- 15%/năm.

+Phát triển và hiện đại hóa hệ thống bưu chính viễn thơng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

* Mở rộng cầu lao động thông qua đẩy mạnh xuất khẩu lao động và cho vay vốn giải quyết việc làm

+Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

•Làm tốt cơng tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động. Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc và sinh hoạt, các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động. Đưa công tác đào tạo lao động để xuất khẩu vào kế hoạch hằng năm của các trường, các trung tâm dạy nghề. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để giáo dục, định hướng ngoại ngữ, pháp luật, phong tục tập quán cho người lao động tham gia xuất khẩu. Các xã, khóm phố chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực, đồng thời báo cáo kịp thời các vướng mắc về ban chỉ đạo huyện để giải quyết.

•Đẩy mạnh khai thác thị trường xuất khẩu lao động.

•Tăng cường huy động nguồn vốn để đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Các gia đình cần chủ động nguồn vốn hoặc đến các ngân hàng chuyên doanh cho vay vốn xuất khẩu lao động theo quy định số 440/2001 ngày 17/4/2001 của Ngân hàng Nhà nước.

•Tiếp tục cơng tác tuyên truyền, tổ chức thường xuyên và quán triệt sâu sắc các cấp ủy đảng và chính quyền, các tổ chức xã hội thấy rõ được ý nghĩa, mục đích của cơng tác xuất khẩu lao động để mỗi cá nhân, tổ chức coi đây là nhiệm vụ chính trị của mình.

+Huy động nguồn vốn vay.

+Cơng tác quản lý và điều hành của Ban chỉ đạo giải quyết việc làm. Ban giải quyết việc làm huyện được tập huấn và tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các chủ dự án cho vay vốn làm ăn hiệu quả, thu hút nhiều lao động.

+Tổ chức cho các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình và cá nhân vay vốn. Khuyến khích địa phương, những doanh nhân có trình độ, có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh vay vốn để khôi phục, mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng nhằm thu hút nhiều lao động.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w