Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 46 - 48)

1. Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn trung bình 387,74 1,00 2 Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn nhiều 15.519,82 40,

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đường bộ

Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông của huyện phát triển tương đối khá, nhiều cơng trình giao thơng đã được đầu tư xây dựng. Trong đó:

- Đường Quốc lộ 53 (đi qua các xã Long Hữu, Long Toàn, thị trấn Duyên Hải, Long Khánh, Long Vĩnh) dài 32,60 km.

- Tuyến Tỉnh lộ 913 (đi qua các xã Long Tồn, Trường Long Hịa, Dân Thành, Đơng Hải) dài 32,2 km.

- Tuyến Tỉnh lộ 914 (đi qua các xã Ngũ Lạc, Long Hữu, Hiệp Thạnh) dài 25,27 km. - Các tuyến Hương lộ: Hương lộ 21, Hương lộ 24, Hương lộ 81 với tổng chiều dài khoảng 13,36 km.

Ngồi các đường giao thơng theo cấp hạng nêu trên, địa bàn huyện cịn có hệ thống đường dal (xi măng), đường đất liên xã, liên ấp với chiều dài khoảng 33,98 km kết nối các khu dân cư trong huyện. Tuy nhiên, mạng lưới còn thưa thớt, chưa đáp ứng hết nhu cầu xã hội, điều kiện đi lại giữa các cụm dân cư cịn rất khó khăn, so với yêu cầu phát triển chung thì mạng lưới giao thơng hiện nay trên địa bàn huyện vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ, sắp tới cần phải đầu tư xây dựng rất nhiều.

Hệ thống giao thông đường thủy, đường biển.

Huyện Duyên Hải có hơn 55 km bờ biển là “hướng đi ra” của tỉnh khi giao lưu, tiếp cận với thế giới bằng đường biển. Huyện cịn tiếp cận với 02 cửa sơng Định An và Cung Hầu, là đường vào của các tuyến giao thông thủy quan trọng dẫn vào các cảng lớn nằm hai bên bờ sơng Tiền và sơng Hậu. Phía trong đất liền có hệ thống sơng rạch và kênh mương dày đặc, giao thơng thủy rất thuận lợi. Huyện có tuyến đường thủy nội địa quan trọng nhất là kênh Nguyễn Văn Pho, đây là tuyến kênh rộng từ 150 -200m, độ sâu bình qn trên 6,50m, cho phép tàu thuyền có trọng tải lớn lưu thơng qua lại dễ dàng, vận chuyển hàng hóa từ huyện về tỉnh và các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL thông qua sông Hậu.

Nhìn chung, huyện Dun Hải có điều kiện rất thuận lợi để phát triển giao thông thủy trong nội huyện và với bên ngoài, kể cả vận tải biển.

Mạng lưới điện

Tồn huyện có 10/10 xã, thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia. Tính đến cuối năm 2009 tỉ lệ hộ sử dụng điện, đạt 88,4% so với tổng số hộ trong toàn huyện. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm, chưa phát triển mạnh đến các khu vực vùng sâu, vùng xa, vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển và thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của nhân dân chưa được đảm bảo.

Hệ thống thủy lợi

Trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã xây dựng hồn thành các trục chính, các tuyến đê, cống ngăn mặn đầu mối, các cơng trình đê bao ngăn lũ chống triều cường, các dự án phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu phục vụ sản xuất … Trong đó:

- Hệ thống thủy lợi phục vụ cho trồng trọt chủ yếu tưới tiêu cho 02 xã Long Hữu và Ngũ Lạc, các xã còn lại chủ yếu tưới bằng nước trời. Các kênh phục vụ cho tưới tiêu gồm có: kênh cấp I Sa Rày và Thị Gòn - Lạc Sơn tổng chiều dài 23km, kênh cấp II chiều dài 46km và kênh cấp III chiều dài 27km.

- Hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản với dự án 773 do Trung ương và tỉnh đầu tư đi qua 3 xã Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành với chiều dài khoảng 30km bờ bao, 32km kênh trục, 25km kênh sườn phục vụ cho hơn 3.000 ha ni tơm.

Cơng trình cơng cộng

Bưu chính viễn thơng

Tồn huyện có 1 trung tâm bưu điện huyện, 10 bưu điện văn hóa xã, 7 bưu cục được xây dựng cơ bản. Tổng số máy thuê bao trên địa bàn trong năm 2009 đạt 13,6 máy/100 dân, nhìn chung hệ thống bưu điện đã phát triển mạnh nhưng chưa đáp ứng hồn tồn nhu cầu thơng tin liên lạc trên địa bàn.

Giáo dục đào tạo

Năm 2009, tồn huyện có 03 trường mẫu giáo với 1.356 cháu; 24 trường tiểu học với 9.473 học sinh; 10 trường trung học cơ sở với 6.076 học sinh và 03 trường trung học phổ thông với 3.081 học sinh.

Phong trào xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện tốt, tỉ lệ người biết đọc, biết viết đạt trên 95%, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 6,45%. Công tác giáo dục đào tạo của huyện thời gian qua luôn phát triển, nhưng cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cần được quan tâm và đầu tư thêm trong thời gian tới.

Tồn huyện có 11 cơ sở y tế với 105 giường bệnh, trong đó có 01 bệnh viện, 01 phịng khám khu vực và 09 trạm y tế xã. Về trình độ y tế có 16 bác sĩ, 50 y sĩ, 35 y tá và 09 nữ hộ sinh; ngồi ra cịn có 06 dược sĩ đại học, trung cấp và 09 kỹ thuật viên xét nghiệm.

Nhìn chung, cơng tác y tế chưa phát triển mạnh; lực lượng y, bác sĩ còn mỏng; cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn thiếu thốn cần đầu tư phát triển thêm.

Văn hóa - Thể thao

Hoạt động văn hóa thơng tin ngày càng được cải tiến, kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao phát triển rộng rãi, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đến nay đã công nhận được 15.782 hộ gia đình văn hóa, tồn huyện có 45/48 khóm ấp văn hóa, 04 cơ sở tơn giáo tín ngưỡng và 49 cơ quan, trường học văn minh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)