- Về giá trị sản xuất
2.2.1.2.3. Khu vực Dịch vụ (Khu vực III) * Chuyển dịch trong cơ cấu GTS
* Chuyển dịch trong cơ cấu GTSX
GTSX KVIII của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009 tăng thêm 184 tỷ đồng, thấp nhất trong cả 3 khu vực kinh tế (KVI là 1048 tỷ đồng, KVII là 539 tỷ đồng). Theo cách phân chia của Tổng Cục Thống Kê, xét về cơ cấu GTSX của KV III trong bảng 2.15 ta thấy. Các ngành trong KVIII được phân thành 3 nhóm ngành khá rõ.
Bảng 2.15. Cơ cấu GTSX KVIII ở huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 – 2009
Chỉ tiêu Năm
2000 2003 2006 2009
Tổng giá trị sản xuất (Tỷ đồng) 50 78 149 234
Tổng số (%) 100 100 100 100
Thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân 21,2 22,0 27,3 28,0
Khách sạn và nhà hàng 9,2 10,4 13,0 12,0
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 13,9 14,3 11,8 13,6
Tài chính, tín dụng 14,3 12,7 16,2 16,1
Hoạt động khoa học và công nghệ 0,1 0,2 0,2 0,5
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư
vấn 18,4 15,6 13,1 10,3
Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt
buộc 7,2 7,9 5,8 6,3
Giáo dục và đào tạo 7,7 8,3 6,6 7,0
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 3,4 4,0 3,0 3,1
Hoạt động văn hóa thể thao 1,0 1,5 0,9 1,0
Hoạt động Đảng, Đoàn thể và các hiệp hội 1,4 0,8 0,7 0,7
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 2,1 2,2 1,3 1,3
Hoạt động làm th cơng việc gia đình trong các hộ tư nhân 0,1 0,1 0,1 0,1
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê năm 2001, 2004, 2007, 2010 và
tính tốn của tác giả.
- Nhóm thứ nhất gồm các ngành chiếm tỉ trọng cao trên 10%, với các ngành như: Thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân, khách sạn và nhà hàng, vận tải, kho bãi và thơng tin liên lạc, tài chính, tín dụng, các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn.
- Nhóm thứ hai gồm các ngành chiếm tỉ trọng trung bình từ 5% đến 10%, với có các ngành như: Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, giáo dục và đào tạo.
- Nhóm thứ ba gồm các ngành chiếm tỉ trọng thấp dưới 5%, với các ngành như: hoạt động khoa học và công nghệ, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động Đảng, Đoàn thể và các hiệp hội, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, hoạt động làm thuê cơng việc gia đình trong các hộ tư nhân.
Nhìn chung, trong cơ cấu GTSX của KVIII, các ngành chiếm tỉ trọng cao là những ngành có hàm lượng chất xám cao như: tài chính, tín dụng, hay các ngành có tính chất động lực phát triển trong tương lai như giáo dục và đào tạo. Mặc dù, các ngành này chưa có sự vượt trội nhưng vẫn thuộc nhóm các ngành có tỉ trọng cao. Các ngành trong khu vực này chưa có sự chuyển dịch rõ ràng, tỉ trọng tăng giảm không nhiều và không ổn định trong cả thời kỳ, nhất là đối với các ngành dịch vụ cơng ích. Các ngành có sự biến động nhiều nhất về tỉ trọng là các ngành trong nhóm dịch vụ kinh doanh như: Thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân, khách sạn và nhà hàng. Ngành này có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng từ 21,2% năm 2000 lên 28% năm 2009, các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn giảm 18,4% năm 2000 xuống còn 10,3% năm 2009.
* Chuyển dịch trong cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động trong KVIII có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm ngành, ngành thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân đang là các ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động, chiếm 48,4% năm 2009 và đây cũng là các ngành có tỉ trọng cao nhất trong GTSX. Lao động trong ngành này đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 45,6% năm 2000 lên 48,4% năm 2009.
Các ngành sử dụng nhiều lao động kế tiếp là khách sạn và nhà hàng, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo, quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc. Tuy nhiên các ngành này đang có xu hướng giảm nhẹ trong CCLĐ. Riêng các ngành còn lại chiếm tỉ trọng thấp và thường xuyên biến động tăng giảm không nhiều. Nguyên nhân là do lao động trong ngành dịch vụ của huyện tập trung vào những ngành khơng cần trình độ cao. Tất cả các ngành này hầu như không thể hiện rõ sự chuyển dịch trong CCLĐ.( xem bảng 2.16).
Bảng 2.16. Lao động, cơ cấu lao động trong KVIII của huyện Duyên Hải
Chỉ tiêu 2000 2003 Năm 2006 2009
Số lao động (Người) 3.818 5.819 6.650 9.115
Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100
Thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân 45,6 44,2 46,8 48,4
Khách sạn và nhà hàng 10,9 10,7 10,3 10,1
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 15,7 15,8 15,3 14,8
Tài chính, tín dụng 0,4 0,4 0,5 0,6
Hoạt động khoa học và công nghệ 0,1 0,1 0,1 0,1
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư
vấn 0,4 0,6 0,6 0,5
Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt
buộc 7,5 8,0 7,8 7,6
Giáo dục và đào tạo 10,4 10,8 9,6 9,2
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2,6 2,5 2,5 2,4
Hoạt động văn hóa thể thao 0,3 0,6 0,6 0,6
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 3,2 3,2 3,0 2,9 Hoạt động làm th cơng việc gia đình trong các hộ tư nhân 1,2 1,5 1,3 1,3
Nguồn:.Chi cục thống kê huyện Duyên Hải, Niên giám thống kê, năm 2001, 2004, 2007, 2010.
Có thể nói rằng, các ngành dịch vụ là những ngành luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành sản xuất vật chất. Vì vậy, việc phát triển các ngành kinh tế dịch vụ ngày càng đa dạng sẽ làm giá trị sản xuất tăng cao hơn và đây là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo sự CDCCKT theo hướng CNH - HĐH. Muốn vậy, huyện cần phải thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu hàng hóa, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và quốc tế nhằm tạo điều kiện tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế.