Những mặt đã đạt được

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 69 - 70)

- Về giá trị sản xuất

2.3.1. Những mặt đã đạt được

CCKT có sự chuyển biến tích cực theo hướng CNH-HĐH. Tỉ trọng trong GTSX của các khu vực kinh tế cũng có những thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng của các KVII và KVIII.

- CCKT chuyển dịch theo hướng tích cực với tỉ trọng KVI giảm dần từ 80% năm 2000 xuống còn 73% năm 2005 và xuống 66% năm 2009.

- KVII đã thực hiện nhiều đổi mới về công tác tổ chức cũng như cơng nghệ sản xuất nên CCKT đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỉ trọng KVII trong GDP tăng từ 8,8% năm 2000 lên 14,7% năm 2005 và 18,5% năm 2009. Trong nội bộ ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi, cơng nghiệp chế biến đang phát triển mạnh với các ngành công nghiệp chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến thủy sản. Đây là lợi thế hàng đầu của huyện.

- KVIII cũng có sự tăng trưởng qua các năm, các dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng nhất là trong lĩnh vực ngoài nhà nước. Tỉ trọng của khu vực này cũng ngày một tăng trong cơ cấu GTSX, từ 11,2% năm 2000 lên 12,3% năm 2005 và 15,5% năm 2009.

GDP bình quân trên đầu người không ngừng tăng cao, do sự chuyển dịch CCKT một cách tích cực: Điều này đã làm cho đời sống của nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao. Nếu

như GDP/người của huyện năm 2000 là 306 USD/người/năm thì vào cuối năm 2009 đã tăng lên rất nhiều và đạt 970 USD/người/năm.

Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tỉ trọng trong KVII và KVIII ngày càng tăng dần: Cùng với sự chuyển dịch của CCKT thì CCLĐ của huyện cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng lao động trong KVI và tăng dần tỉ trọng của KVII và KVIII. Tỉ trọng lao động trong KVI năm 2000 là 87,3% đến năm 2005 xuống còn 82,3% và năm 2009 là 73%. Tỉ trọng của KVII năm 2000 là 3,8% đến năm 2009 là 8,0%, KVIII năm 2000 là 8,9% đến năm 2009 tăng lên 19%.

Các thành phần kinh tế trong huyện cũng dần phát triển dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Qua đây đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn lực từ trong dân, từ đó kinh tế của huyện có sự tăng trưởng đáng kể trong thời kỳ này.

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng khơng cao và đang có xu hướng giảm dần trong cơ cấu GTSX phân theo thành phần kinh tế từ 17,7% năm 2000 xuống còn 13,6% năm 2009.

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trị quan trọng, thúc đẩy kinh tế của huyện. Tỉ trọng của khu vực này đang có xu hướng tăng lên từ 82,3% năm 2000 và đạt 86,2% năm 2009. Trong đó thành phần kinh tế cá thể là chiếm tỉ trọng lớn và đang có xu hướng giảm dần nhường chỗ cho kinh tế tập thể và kinh tư nhân phát triển.

Về mặt lãnh thổ, các địa phương trong huyện chưa có sự chuyển dịch đáng kể nhưng chưa rõ nét. Hầu hết vẫn đang trong giai đoạn “tiền CNH”. Tuy nhiên, các địa phương được xem là đầu tàu vẫn giữ được vai trị của mình trong việc thúc đẩy các địa phương khác phát triển.

Các địa phương được xem là đầu tàu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế như: Thị trấn Duyên Hải với cả huyện và vùng phía Bắc, xã Long Khánh với vùng phía Tây, xã Trường Long Hịa với vùng ven biển phía Đơng. Các địa phương này đều có sự chuyển dịch khá tốt theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng cơng nghiệp và dịch vụ. Trong đó, Thị trấn Dun Hải là có cơ cấu tốt nhất với tỉ trọng phi nông nghiệp năm 2009 là 39,4%.

Các lãnh thổ phát triển có xu hướng ngày càng mở rộng. Các lãnh thổ kém phát triển ngày càng thu hẹp. Điều này phù hợp với quy luật chung của sự CDCCKT, vì những lãnh thổ phát triển có sự CDCCKT tốt nhất hầu hết là các đơ thị ( TT Duyên Hải), các địa phương được đầu tư phát triển như các xã trong diện 135, và xã Long Khánh, Dân Thành.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)