KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 106 - 111)

- Về giá trị sản xuất

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1.Kết luận

Đẩy mạnh CDCCKT huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh theo hướng CNH – HĐH nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực và nâng cao thu nhập cho người dân. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong nhiệm vụ này, phải đảm bảo làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó luận văn đã tập trung vào nghiên cứu và đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất: Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống lý luận cơ bản về cơ cấu và CDCCKT

để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. CCKT là tổng thể những mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế gồm các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. Cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, biến đổi không ngừng nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế - xã hội và môi trường trong những điều kiện cụ thể của đất nước, phù hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế

CDCCKT là sự điều chỉnh cơ cấu trên các mặt, biểu hiện gồm cơ cấu ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế để đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu các nền kinh tế là tỉ trọng các ngành thuộc KVII, KVIII tăng lên, cịn tỉ trọng của KVI thì giảm xuống, tỉ trọng của bộ phận kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng, tỉ trọng của khu vực kinh tế nhà nước giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đảm bảo sự an tồn cho tồn ngành kinh tế. Trong khi đó, các nhân tố như: vốn, nguồn nhân lực, tiến bộ khoa học cơng nghệ, thị trường trong xu hướng tồn cầu hóa, cơ chế chính sách là một trong những nhân tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến sự CDCCKT.

Thứ hai: Trong việc đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho

thấy huyện Duyên Hải có nhiều lợi thế bên cạnh những khó khăn trong việc thúc đẩy sự CDCCKT theo hướng CNH – HĐH . Trong các nhân tố đó, đường lối chính sách đóng vai trị quyết định, các nhân tố kinh tế - xã hội khác như vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng giữ vai trò quan trọng. Nhân tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là cơ sở, nền tảng cho sự CDCCKT của huyện.

Thứ ba: Qua phân tích thực trạng CDCCKT của huyện Duyên Hải thời kỳ 2000 -2009, có

thể rút ra một số nhận định về những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới là:

CCKT theo ngành có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, KVI chiếm tới 66,0% trong cơ cấu GDP năm 2009. Xét trong CCKT, huyện hiện chỉ mới ở giai đoạn tiền

CNH. Trong nội bộ của KVI cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông lâm nghiệp giảm và tăng dần tỉ trọng của ngành thủy sản. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và nâng cao thu nhập cho người dân. Trong nội bộ KVII, tỉ trọng GTSX cơng nghiệp tăng dần, trong đó chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến. Trong nội bộ KVIII, hầu hết các ngành sự chuyển dịch chưa rõ nét.

Cơ cấu lao động theo ngành có sự chuyển dịch chậm, lao động KVI có tỉ trọng giảm nhẹ và hiện còn rất cao trong cơ cấu lao động, chiếm 73,0%. Tỉ trọng lao động trong KVII và KVIII đang có xu hướng tăng dần. Trong nội bộ các khu vực cũng có sự thay đổi.

CCKT theo thành phần cũng có sự chuyển dịch khá tốt. Kinh tế ngồi nhà nước năm 2009 chiếm tỉ trọng cao nhất với 86,2% trong cơ cấu GDP. Trong đó, kinh tế tư nhân có tỉ trọng ngày càng tăng nhưng chủ yếu vẫn là kinh tế cá thể với tiềm lực tài chính khơng lớn. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chỉ có mặt ở lĩnh vực cơng nghiệp chế biến và tỉ trọng vẫn còn khá khiêm tốn. Như vậy, kinh tế nhiều thành phần đã được phát huy và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ này.

Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế trong suốt thời kỳ hầu như khơng có sự chuyển dịch lớn. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao 96,7%, lao động trong khu vực kinh tế nhà nước chủ yếu là khối hành chính chiếm khoảng 3,0% và lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có tỉ trọng khơng đáng kể. Trong nội bộ các ngành, kinh tế cá thể vẫn chiếm tỉ trọng cao trong CCKT.

CCKT theo lãnh thổ chuyển dịch theo hướng tạo lập sự cân bằng tương đối giữa các địa phương trong huyện. Các địa phương có điều kiện thuận lợi được đầu tư phát triển, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX của toàn huyện và có q trình CDCCKT nhanh hơn so với các địa phương ít được đầu tư. Điều này góp phần mở rộng lãnh thổ phát triển và thu hẹp lãnh thổ chậm phát triển trong huyện.

Thứ tư: Từ những thực tiễn của CDCCKT nêu trên, tác giả luận văn nêu lên bốn căn cứ chủ

yếu để làm cơ sở đề xuất quan điểm, dự báo một số mục tiêu mang tính định hướng về CDCCKT huyện Duyên Hải đến năm 2020. Từ đó, đề xuất 10 nhóm giải pháp và được phân chia thành 2 giải pháp lớn: Nhóm các giải pháp chung và nhóm các giải pháp riêng, nhằm thúc đẩy CDCCKT huyện nhanh và hiệu quả hơn.

Nhóm giải pháp chung gồm có 6 giải pháp: Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn đầu tư

phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nhân tài; tập trung nguồn lực phát triển kinh tế vùng động lực và kinh tế biển; giải pháp về thị trường, phát triển khoa học công nghệ; các giải pháp về bảo vệ mơi trường.

Nhóm các giải pháp riêng gồm 4 giải pháp: Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng CNH - HĐH gắn với vấn đề nông dân nông thôn; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa đảm bảo an ninh xã hội; đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp; tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ.

Theo tác giả luận văn, huyện chỉ cẩn tập trung vào những giải pháp sau đây để tạo động lực cho sự CDCCKT đến năm 2020.

Một là: Tăng cường đầu tư cho giáo dục và thu hút nhân tài, xem đây là một trong những giải

pháp quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình CDCCKT của huyện. Tiếp tục sự nghiệp phổ cập giáo dục trung học phổ thơng nhằm nâng cao dân trí cho nhân dân. Cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo nghề, chuyên môn cho lao động địa phương có trình độ tối thiểu phải ngang bằng với khu vực ĐBSCL, đảm bảo lao động có thể thích ứng với sản xuất hàng hóa lớn và sản xuất cơng nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó cần phải có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong các lĩnh vực mà huyện còn thiếu lao động, đặc biệt là những lao động kỹ thuật làm hạt nhân cho sự phát triển.

Hai là: Cần chú trọng vấn đề công nghệ và bảo vệ môi trường, không phát triển công nghiệp bằng mọi giá. Trong q trình tiếp nhận đầu tư khơng nên chạy theo số lượng mà phải mạnh dạn từ chối các dự án đầu tư vào các ngành nghề gây ô nhiễm, sử dụng công nghệ lạc hậu. Riêng đối với khu vực phát triển kinh tế biển, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ về mơi trường khi xây dựng và vận hành các nhà máy ở cảng cá Láng Chim tránh gây ra những bất lợi cho môi trường biển, gây ảnh hưởng du lịch biển và nguồn lợi thủy sản.

Ba là: Giải quyết tốt vấn đề lao động và đảm bảo an ninh xã hội: Giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm, đầu tư xây dựng, mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng hoạt động trung tâm dạy nghề của huyện phố hợp với trường Đại học Trà Vinh và các ngành có liên quan tổ chức nhiều lớp dạy nghề đáp ứng yêu cầu lao động cho các nhà đầu tư trên địa bàn huyện và xuất khẩu lao động. Thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, trợ cấp cứu trợ xã hội. Vận động nhân dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Phát huy vai trị tự lực vượt khó vươn lên của hộ gia đình nghèo, khuyến khích nhân dân vươn lên làm giàu chính đáng.

Bốn là: Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp và các hạ tầng phục vụ

cho khu công nghiệp như: các khu dân cư, trường học…. Cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Nâng cao hơn nữa việc phát triển kinh tế từ biển.

Năm là: Nhanh chóng phát triển các loại hình dịch vụ liên quan đến kinh tế biển. Trước hết là

các loại hình dịch vụ trong vận tải biển để phát huy có hiệu quả lợi thế của cơng trình Kênh đào Trà Vinh khi đi vào vận hành sử dụng.

2.Kiến nghị

CDCCKT là một vấn đề rộng, bao hàm nhiều lĩnh vực. Nó liên quan đến các ngành như: nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ. Đồng thời kết quả chuyển dịch phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế chính sách của nhà nước và các yếu tố khác. Để CCKT huyện Duyên Hải chuyển dịch tích cực hơn nữa theo hướng CNH - HĐH, luận văn xin kiến nghị một số nội dung cụ thể sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với Trung Ương, các Bộ ngành và Tỉnh: Cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, triển khai và xây dựng các cơng trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn huyện như: Nâng cấp Quốc Lộ 53, Trung Tâm điện lực Duyên Hải, Luồng cho Tàu có trọng tải lớn vào sơng Hậu, Khu Cơng nghiệp Định An, các cơng trình tái định cư…. Tạo điều kiện cho lưu thông giữa Duyên Hải với các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận được thuận lợi hơn.

Đối với Huyện Ủy: Cần đề ra những Chiến lược, Nghị Quyết, chương trình hành động cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy nhanh CDCCKT theo hướng CNH - H ĐH, giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP và cơ cấu GTSX.

Đối với Ủy ban nhân dân Huyện:

- Xây dựng lộ trình, kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn phát triển KT - XH của huyện. Cần phân công cụ thể nhiệm vụ, tăng cường chỉ đạo phối hợp thực hiện giữa các phòng ban trực thuộc Ủy ban.

- Kiên quyết nói khơng với các dự án cơng nghiệp dễ gây ô nhiễm môi trường và cơng nghệ lạc hậu có thể ảnh hưởng đến mơi trường và thất thốt trong đầu tư.

- Ban hành các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh mời gọi đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư vào các xã khó khăn. Đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể phát triển.

Đối với các phòng ban trực thuộc UBND huyện:

- Sớm xây dựng rà sốt và điều chỉnh, cơng bố rộng rãi các quy hoạch của các ngành, định hướng chuyển dịch và phát triển nội ngành trong từng giai đoạn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các cuộc hội thảo để lấy ý kiến phản biện xã hội từ những nhà khoa học, những nhà quản lý và người dân trong huyện.

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục và thu hút nhân tài, xem đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy q trình CDCCKT của huyện. Tiếp tục sự nghiệp phổ cập giáo

dục trung học phổ thơng nhằm nâng cao dân trí cho nhân dân. Cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo nghề, chuyên môn cho lao động địa phương có trình độ tối thiểu phải ngang bằng với khu vực ĐBSCL, đảm bảo lao động có thể thích ứng với sản xuất hàng hóa lớn và sản xuất cơng nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó cần phải có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong các lĩnh vực mà huyện còn thiếu lao động, đặc biệt là những lao động kỹ thuật làm hạt nhân cho sự phát triển.

- Ban hành chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của huyện trong các lĩnh vực nông nghiệp thủy sản, thương mại và dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đối với các doanh nghiệp: Phải tận dụng triệt để sự hỗ trợ của nhà nước, chủ động trong sản xuất và kinh doanh, tích cực sử dụng mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng như cầu của thị trường.

Đối với nhân dân trong huyện: Cần xóa bỏ lối sản xuất nhỏ, nhận thức được lợi thế của kinh tế tập thể, liên kết trong sản xuất. chuyển từ tập quán sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hóa tập trung trên quy mô lớn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 106 - 111)