- Về giá trị sản xuất
2.3.2. Những khó khăn và thách thức
Mặc dù CCKT có sự chuyển dịch tích cực theo quy luật chung song KVI vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, các ngành kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Đây là một trong những thách thức rất lớn trong quá trình CDCCKT của huyện Duyên Hải. Tuy nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong CCKT, nhưng về quy mô, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hàng hóa và phục vụ cơng nghiệp chế biến. Một số loại thủy sản được xếp vào sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản nhưng sản xuất còn phân tán thiếu sự tập trung, thiếu các vùng sản xuất chuyên canh mang tính hàng hóa, mà trong xu hướng hiện đại thì rất cần đặc điểm này. Việc sử dụng tùy tiện các loại hóa chất trong ni trồng thủy sản và bảo quản đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp cịn nhỏ bé và phân tán rộng trên địa bàn, cơng nghệ sản xuất thì lạc hậu, sản xuất không ổn định, hiệu quả không cao, khả năng cạnh tranh kém. Các sản phẩm tham gia xuất khẩu chủ yếu thuộc ngành công nghiệp chế biến và sản phẩm dạng thơ
là chủ yếu, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao không nhiều nên giá trị mang lại từ ngành công nghiệp là chưa lớn.
Chất lượng hoạt động của ngành dịch vụ còn thấp dẫn đến hiệu quả toàn ngành chưa cao. Thương nghiệp chưa thực sự đóng vai trị chủ đạo trong quá trình chuyển dịch cũng như là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Du lịch còn yếu kém về cơ sở vật chất và phương thức hoạt động, các loại hình dịch vụ khác như tín dụng, tài chính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm, bưu chính viễn thơng… chưa phát triển đủ mạnh. Công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Điều này đã làm hạn chế khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.
Tích lũy nội bộ của nền kinh tế còn thấp, còn mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển.
Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển còn hạn hẹp, chủ yếu là vốn đầu tư trong nước. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại cịn nhiều khó khăn. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi cịn hạn chế. Thu ngân sách còn mất cân đối và thiếu sự bền vững, thu ngân sách mặc dù có tăng nhưng khơng nhiều chủ yếu là thông qua việc thu thuế.
Môi trường đầu tư được quan tâm cải thiện về nhiều mặt. Tuy nhiên về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ nên hiệu quả thu hút đầu tư chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cịn mang tính cục bộ của từng dự án, thiếu sự gắn kết chặt chẽ với nhau. CNH chưa gắn liền với đơ thị hóa, nhất là q trình phát triển các khu cơng nghiệp chỉ đơn thuần phát triển xây dựng cơ sở phục vụ cho sản xuất, các cơng trình phục vụ cho đời sống người dân chưa được quan tâm. Việc xây dựng các hạng mục cơng trình cịn chậm dẫn đến thất thốt trong đầu tư.
Các thành phần kinh tế trong huyện phát triển chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh.
Khu vực kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn củng cố, sắp xếp và cổ phần hóa nên tiềm lực kinh tế vẫn chưa đủ sức làm đầu tàu dẫn dắt cả nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác.
Kinh tế tập thể với đa phần là hợp tác xã qui mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ thiết bị lạc hậu, trình độ cán bộ quản lý cịn nhiều hạn chế, chất lượng hàng hóa dịch vụ cịn thấp. Các hợp tác xã chủ yếu đang hoạt động trong khu vực I. Điều này đã làm cho vị thế của kinh tế tập thể còn thấp trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Khu vực kinh tế tư nhân và cá thể có cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, vốn cho đầu tư đổi mới trang thiết bị còn hạn chế, vốn lưu động thấp chưa đáp ứng được nhu cầu trong sản xuất và kinh doanh của nhiều đơn vị sản xuất.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư từ ngồi nước cịn hạn chế nên hiệu quả sản xuất chưa cao, dẫn đến tăng trưởng kinh tế còn nhiều hạn chế.
Việc các doanh nghiệp tự thân vận động, tự đổi mới cơng nghệ cịn chưa cao. Cịn ỷ lại trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, chưa ý thức được các thách thức to lớn và gay gắt của quá trình hội nhập và cạnh tranh trong thương mại. Đây là xu hướng phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Tóm tắt chương 2
1. Nền kinh tế huyện Duyên Hải phát triển tương đối toàn diện với tốc độ phát triển kinh tế cao và đạt mục tiêu quy hoạch đề ra. Qua đánh giá nguồn lực, cho thấy rằng Duyên Hải là huyện có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và CDCCKT nói riêng. Trong các nhân tố đó, đường lối chính sách đóng vai trị quyết định, các nhân tố kinh tế - xã hội khác như vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng vai trị quan trọng. cịn vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là cơ sở, nền tảng cho sự CDCCKT của huyện.
2. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng sự chuyển dịch này vẫn còn chậm. Tuy nhiên, trong nội bộ các khu vực kinh tế đã có những thay đổi tích cực theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của huyện. Trong cơ cấu GDP, KVI vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn (66,0%) khá xa so với chuẩn CNH là 10%. Riêng CCKT của huyện đang ở trong giai đoạn tiền CNH. Trong KVI, cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông, lâm nghiệp giảm và tăng dần tỉ trọng ngành thủy sản, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, gia tăng thu nhập cho người dân. Còn trong KVII, tỉ trọng GTSX tăng dần, trong đó cơng nghiệp chế biến là tăng mạnh nhất. Trong KVIII, hầu hết các ngành đều không thể hiện rõ sự chuyển dịch, các ngành có giá trị tăng cao cũng là các ngành chiếm tỉ trọng cao như thương nghiệp, sửa chữa xe môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân, khách sạn và nhà hàng, vận tải, kho bãi và thơng tin liên lạc trong đó có những ngành có hàm lượng chất xám cao như tài chính, tín dụng.
Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế cũng có sự chuyển dịch tương tự cơ cấu GDP. Tức là tỉ trọng lao động trong KVI ngày càng giảm và lao động trong KVII, KVIII ngày càng tăng tỉ trọng. Tuy nhiên, lao động trong KVI vẫn còn chiếm tỉ trọng khá cao ( chiếm 73,0%) cao gấp 2,4 lần so với chỉ tiêu cơ cấu lao động theo chuẩn CNH là dưới 30%.
3. Cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng có sự chuyển dịch khá tốt. Tỉ trọng kinh tế nhà nước trong GTSX đang chuyển dịch theo chiều hướng giảm dần tỉ trọng. Kinh tế ngồi nhà nước chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng ngày càng tăng
4. CCKT theo lãnh thổ chuyển dịch theo hướng định hình sự cân bằng trong tỉ trọng GTSX giữa các địa phương trong huyện. Tuy nhiên vẫn cịn có sự chênh lệch lớn, ở các địa phương có điều kiện thuận lợi và được ưu tiên đầu tư phát triển thường chiếm tỉ trọng cao như: Thị trấn Duyên Hải, xã Long Hữu, xã Long Toàn, xã Dân Thành. Các địa phương này trong quá trình chuyển dịch đã dần dần mở rộng các vùng phát triển nhanh và thu hẹp lại các vùng chậm phát triển.
5. Dựa vào các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hiện trạng phát triển kinh tế, tiềm năng của các địa phương có thể chia huyện Duyên Hải thành 3 vùng kinh tế như sau:
Vùng ven biển phía Đơng Nam: Nằm về phía Đơng và Đơng Nam của huyện gồm có 3 xã gồm: Trường Long Hịa, Dân Thành, Đông Hải. Với lợi thế về nuôi trồng đánh bắt thủy sản, sản xuất nông nghiệp nên tỉ trọng nông nghiệp trong giá trị sản xuất vẫn còn cao.
Vùng Phía Bắc: Đây là vùng gần như nằm ở trung tâm của huyện, gồm TT Duyên Hải, Long Toàn và Long Hữu và Hiệp Thạnh. Với thế mạnh về công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Vùng phía Tây: là vùng gồm có các xã Long Khánh, Ngũ Lạc và Long Vĩnh. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi, tiếp giáp với huyện Trà Cú, có Kênh Quan Chánh Bố đi qua, nằm tiếp giáp với cửa sông Cung Hầu là cửa ngõ thông ra biển của huyện. Với lợi thế phát triển kinh tế biển, phát triển nông nghiệp.