Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 92 - 93)

- Về giá trị sản xuất

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM

3.3.1.1. Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn đầu tư phát triển

Giải pháp quan trọng nhất, quyết định mức tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội là huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, phát huy cao độ các nguồn nội lực đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài ( Huyện, Tỉnh, Trung Ương, Việt Kiều, quốc tế…). Nhu cầu vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế cả thời kỳ 2006 – 2020 là 11.610 tỷ đồng, trong đó thời kỳ 2006 – 2010 là 2.130 tỷ đồng, thời kỳ 2011 – 2015 là 3.720 tỷ đồng, thời kỳ 2016 – 2020 là 5.760 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu này cần phải huy động từ các nguồn sau:

Vốn từ nguồn ngân sách : là nguồn vốn quan trọng quyết định những cơng trình có ý nghĩa

KT - XH theo phương hướng, mục tiêu đề ra. Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện bao gồm vốn của huyện , tỉnh, Trung Ương là một trong những nguồn vốn để giải quyết đầu tư phát triển. Các cơng trình thuộc đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện còn rất lớn. Trong thập kỷ tới, sản xuất phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách. Ngân sách sẽ đầu tư đến năm 2020 khoảng 211 tỷ đồng chiếm 6,0% GDP.

Việc huy động các nguồn vốn từ ngân sách Tỉnh và ngân sách Trung ương đầu tư tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng trụ sở làm việc cho huyện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thơng, điện, cung cấp nước, thốt nước, hệ thống thủy lợi…Mặt khác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, nhà văn hóa… nhằm từng bước nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân.

Cần thực hiện chủ trương tiết kiệm để tăng vốn đầu tư phát triển, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công trình, có chế tài xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng cơng trình, tránh lãng phí thất thốt vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng.

Cần phấn đấu gia tăng nguồn thu bằng cách thu thuế và lệ phí trên cơ sở thực hiện đúng đầy đủ luật ngân sách Nhà nước, Luật thuế.

Vốn từ các cơng ty cổ phần và tín dụng đầu tư: Đảng ta đã xác định phát triển nền kinh tế

nhiều thành phần do vậy phải vận dụng tổng hợp các biện pháp nhằm tạo ra mơi trường chính sách cho các thành phần kinh tế phát triển, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, từng bước thực hiện cổ phần hóa, tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực quốc doanh. Tạo mơi trường chính sách thuận lợi, kích thích phát triển các doanh nghiệp tư nhân: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; củng cố và xây dựng các hợp tác xã, phát triển mạnh

mẽ loại hình kinh tế trang trại và kinh tế cá thể… nhằm huy động tổng lực các nguồn lực trong nhân dân, khai thác hợp lý, tối ưu các nguồn vốn để phát triển KT - XH.

Huy động vốn từ doanh nghiệp tư nhân và dân cư:Đây là một giải pháp quan trọng nhằm giải quyết vốn đầu tư trên địa bàn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cần thực hiện xã hội hóa các cơng trình cơ sở hạ tầng nhỏ như đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, đường dây điện vào hộ tiêu thụ… Mặt khác, khuyến khích nhân dân cùng tham gia xây dựng hệ thống trường học, bệnh xá, các trung tâm văn hóa – bưu điện xã, phường… Cần quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 24/1999/NĐ - CP ngày 16/4/1999 và Thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính số 85/1999/TT- BTC ngày 7/7/1999 về tổ chức huy động quản lý sử dụng nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần xây dựng đề án huy động cụ thể cho từng cơng trình dự kiến thời gian thực hiện phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân. Thành lập HTX xây dựng để HTX đứng ra vay vốn tín dụng thực hiện trước một số cơng trình nhân dân đóng góp trả dần trong một số năm. Ngồi ra, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, với tỉ lệ lãi suất hợp lý, thủ tục dễ dàng, tiện lợi để xây dựng các cơng trình lớn.

Huy động vốn từ ngoài nước:Với quan điểm tranh thủ tối đa ngoại lực, cần tranh thủ nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Về vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện tốt luật đầu tư nước ngồi, xúc tiến đầu tư và có chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư FDI nhất là giai đoạn 2010 – 2015 khi hệ thống cơ sở hạ tầng đã phát triển, từ đó tạo ra mơi trường đầu tư hấp dẫn bằng cách cải tiến thủ tục hành chính, hợp lý hóa giá đất, điều chỉnh tỉ lệ thuế có tác dụng kích thích sản xuất, cung cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ tốt như: cấp điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông, khách sạn, bệnh viện, trường học, nhà ở…

Mở rộng các hình thức thu hút vốn bao gồm hợp tác kinh doanh, liên doanh, đầu tư 100% vốn nước ngoài, phương thức đầu tư dạng BOT, BT và các hình thức liên doanh, liên kết.

Về vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA): Cần tranh thủ nguồn vốn ODA tài trợ từ các tổ chức quốc tế, do đó rất cần thiết xây dựng một số dự án phù hợp với đối tượng ưu tiên đầu tư của các tổ chức quốc tế. Nguồn vốn này hỗ trợ vốn cho các cơng trình vừa và nhỏ, nhằm xóa đói, giảm nghèo, tăng dần mức sống của nhân dân ở nơi khó khăn bằng với mức sống trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)