- Về giá trị sản xuất
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nhân tà
Trong quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH, huyện Duyên Hải cần phải chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng của nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế thơng qua các chính sách, kế hoạch đào tạo chặt chẽ, bám sát định hướng phát triển KT – XH của huyện và tỉnh.
Nguồn nhân lực sử dụng trong nền kinh tế của huyện năm 2005 là 45.330 người, đến năm 2010 là 48.820 người và đến năm 2020 là 54.360 người. Trong đó: các ngành nông lâm thủy hải sản là 37.330 người chiếm 82,3% lao động năm 2005 và 34.200 người chiếm 70,0% lao động năm 2010, đến năm 2020 có 29.900 người chiếm 55%. Số lao động sử dụng ở các ngành KVII là 2.350 người chiếm 5,2% năm 2005 và 4.390 người chiếm 9,0% cơ cấu lao động vào năm 2010, năm 2020 có 10.870 người chiếm 20%. Lao động làm việc trong các ngành dịch vụ là 5.650 người chiếm 12,5% lao động năm 2005 và 10.230 người chiếm 21,0% lao động vào năm 2010 đến năm 2020 có 13.590 người chiếm 25%. Như vậy, để có được nguồn lao động như nêu trên, huyện cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương.
Củng cố và phát huy kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thơng nhằm nâng cao trình độ dân trí và nâng cao trình độ lao động phổ thông.
Tiếp tục xây dựng và phát triển trường dạy nghề của huyện. Chương trình đào tạo phải gắn liền với định hướng phát triển KT – XH của địa phương.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, nhất là các cơ sở đào tạo chất lượng cao. Huyện cần ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Mở rộng dạy nghề lưu động cho lao động nông thôn, tạo điều kiện cho lao động nông thôn nâng cao tay nghề và năng suất lao động.
Để dần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn để có nhiều lao động đủ trình độ sản xuất kinh doanh, mở rộng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề tại chỗ, ở các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp… Đảm bảo đến năm 2020 có khoảng trên 50% số lao động được đào tạo nghề với các hình thức như: học tập trung, tập huấn, hội nghị trình diễn mơ hình khuyến khích, mơ hình “ cầm tay chỉ việc”. Đối với lao động có đào tạo chính qui, dài hạn cần có chính sách ưu tiên hợp lý về bố trí việc làm, chế độ đãi ngộ, lương bổng hấp dẫn, nơi công tác hợp lý, nhằm phát năng lực trí tuệ của lao động. Có như vậy mới hy vọng nâng cao chất lượng lao động.
Thu hút nguồn nhân lực làm việc lâu dài trong huyện
Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia đầu ngành nhằm tạo hạt nhân phát triển, phục vụ cho quá trình CDCCKT theo hướng CNH-HĐH.
Ban hành các chế độ chính sách chế, độ ưu đãi để thu hút lao động từ các nơi khác và lao động kỹ thuật trong huyện đi các nơi khác làm việc về cơng tác lâu dài tại huyện nhà.
Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, thành lập mới có sử dụng nhiều lao động để nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Huyện cần có biện pháp và chính sách hợp lý thu hút lực lượng lao động về địa phương. Ưu tiên cho con em người nghèo, có biện pháp và cơ chế cụ thể để thu hút học sinh, sinh viên là con em của huyện sau khi học xong trở về địa phương làm việc, bằng những chế độ đãi ngộ thỏa đáng như tiền lương.
Sắp xếp bố trí việc làm thuận lợi cho mọi đối tượng, đặc biệt cần lưu ý lực lượng bộ đội xuất ngũ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ và lực lượng có đào tạo sau khi học nghề xong.