1. Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn trung bình 387,74 1,00 2 Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn nhiều 15.519,82 40,
2.1.3.4. Đường lối chính sách.
Chính sách đất đai:
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, điều quan trọng là áp dụng đúng đắn luật đất đai với những nội dung cơ bản là tiếp tục hoàn chỉnh giao đất về đến từng hộ gia đình.
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
- Huyện cần phấn đấu hoàn chỉnh giao đất cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình, nhằm ổn định lâu dài và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đảm bảo 100% diện tích đất sản xuất và xây dựng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ sử dụng.
- Thị trường hóa đất đai là một vấn đề cần được nghiên cứu và vận dụng đúng đắn trên địa bàn.
- Cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên đất, do vậy cần bố trí nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý giữa các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế.
Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần:
- Tiếp tục đường lối phát triển kinh tế của Đảng, là kiên trì thực hiện cơng tác đổi mới, khơng ngừng hồn thiện cơ chế quản lý tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát huy hiệu quả hoạt động, Với phương châm là chống độc quyền, khuyến khích 5 thành phần kinh tế cùng phát triển theo định hướng của Nhà nước, các thành phần kinh tế cũng tiến hành cải cách để phát triển.
Mở rộng thị trường:
Thị trường là yếu tố quyết định sản xuất, chúng ta sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mà chúng ta có. Do vậy, đẩy mạnh sản xuất mở rộng thị trường là hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh. Chính sách đẩy mạnh sản xuất phải song hành với mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Cần chú trọng định hướng thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, thị trường truyền thống và thị trường mới. Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách tiếp cận, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần.
Huy động nguồn nhân lực:
- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng toàn diện về dân số và lao động.Trước hết cần quan tâm sức khỏe cộng đồng, giảm nhanh tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, từng bước đảm bảo các điều kiện giải trí, sinh hoạt văn hóa cho nhân dân.
- Nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội. Cần nâng cao trí tuệ nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn, có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân tài. Nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, tăng nhanh tỉ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nhiều ngành nghề mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:
Khoa học và công nghệ
Khoa học cơng nghệ phải thực sự góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái. Khoa học công nghệ đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong thời gian tới để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, khoa học công nghệ sẽ tập trung vào giải quyết chương trình chuyển giao cơng nghệ mới, sản phẩm mới trong ngành công nghiệp chế biến nông sản, nhằm tạo ra cho ngành cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh. Từng bước chuyển giao ứng dụng công nghệ tin học cho huyện.
Trong nông nghiệp, đặc biệt là ngành thủy sản tập trung nghiên cứu ứng dụng giống cây trồng vật ni mới, có năng suất cao thích ứng với điều kiện sinh thái của huyện. Xây dựng mơ hình ni tơm thâm canh cho năng suất cao đáp ứng công nghiệp chế biến, tiêu dùng trực tiếp và xuất khẩu. Thực hiện chuyển giao ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, đặc biệt là công tác khuyến nông, khuyến ngư và ứng dụng công nghệ sinh học.
Môi trường
Huyện cần tạo điều kiện để tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh và Trung ương thực hiện các dự án quan trắc, giám sát biến động của mơi trường, xây dựng qui trình kỹ thuật quản lý mơi trường cho từng mơ hình sản xuất hoặc các dự án phát triển.
Cần xác định biện pháp bảo vệ môi trường theo từng ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế như: du lịch, đơ thị, cơng nghiệp, nơng nghiệp, có như vậy mới đảm bảo môi trường sinh thái phát triển cân đối bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong các nguồn lực ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đã nêu, có thể thấy đường lối chính sách đóng vai trị quyết định; các nhân tố KT – XH khác như vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng đóng vai trị quan trọng; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là cơ sở, nền tảng cho sự CDCCKT của huyện.