- Về giá trị sản xuất
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM
3.3.1.4. Giải pháp về thị trường
Cơ chế quản lý tập trung bao cấp, kế hoạch hóa tập trung ở nước ta đang trong q trình chuyển đổi. Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang dần dần hoàn thiện. Thị trường là yếu tố quyết định đến sản xuất. Chúng ta sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mà chúng ta có.
Do vậy, đẩy mạnh sản xuất và mở rộng thị trường là hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh. Chính sách đẩy mạnh sản xuất phải song hành với mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Cần chú trọng định hướng thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, thị trường truyền thống và thị trường mới. Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách tiếp cận, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần.
Thị trường Đơng Nam Bộ có nhu cầu lớn các sản phẩm chế biến lương thực - thực phẩm, gạo. Dự báo nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm thiết yếu được dựa trên mức thu nhập của dân cư trong vùng. Mức thu nhập càng cao, tỉ lệ tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm trong thu nhập càng thấp đi. Đến năm 2010 vùng Đơng Nam Bộ có mức thu nhập bình quân đầu người 2.187 USD.
Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB) cho thấy với mức thu nhập từ 1.000 - 3.000 USD/người/năm thì tỉ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm là 13% tổng chi. Như vậy tổng chi của miền Đông Nam Bộ vào khoảng 4.175 triệu USD.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường rất lớn về nơng sản hàng hóa. Dự báo đến năm 2010 thành phố Hồ Chí Minh có đến 7,2 triệu người, và đến năm 2020 dân số thành phố Hồ Chí Minh tăng lên trên 10 triệu người. Nếu như thị phần thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ trọng 30-40% thị phần miền Đông Nam Bộ thì đạt khoảng 1.400 – 1.700 triệu USD doanh số.
UBND huyện đặc biệt là các phòng ban, cần nghiên cứu thị trường to lớn này để giải quyết đầu ra cho nơng sản hàng hóa, các sản phẩm của cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp. Trong đó việc thành lập các văn phòng đại diện nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết, liên doanh và trao đổi bổ sung hàng hóa để phát triển.
Nhà nước cần thúc đẩy tìm kiếm thị trường, phổ biến các thơng tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách, các cam kết lộ trình hội nhập quốc tế, giúp đỡ tạo quan hệ cho các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là giữ vững và phát triển theo chiều sâu những thị trường truyền thống; mở thêm nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm nơng sản hàng hóa của huyện vào thị trường mới.