Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH THỜI KỲ 2000

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 36 - 38)

DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH THỜI KỲ 2000 - 2009

2.1. Các nguồn lực tác động đến CDCCKT huyện Duyên Hải. 2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Duyên Hải nằm tận cùng về phía Nam của tỉnh Trà Vinh, theo hồ sơ địa giới hành chính 364/CT, vị trí hành chính của huyện qt mơ tả khái quát như sau: Phía Đơng: giáp Biển Đơng, phía Tây: giáp huyện Cù Lao Dung - tỉnh Sóc Trăng, phía Nam: giáp Biển Đơng, Phía Bắc: giáp huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú.Tổng diện tích tự nhiên là 385,077 Km2 chiếm 16,79% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Bảng 2.1: Đơn vị hành chính và diện tích theo địa giới được phân chia trong huyện Duyên Hải STT Đơn vị hành chính Diện tích (kmP 2 P ) % diện tích Tồn huyện 385,077 100,0 1 Thị Trấn Duyên Hải 2,005 0,5 2 Xã Long Toàn 51,651 13,4 3 Xã Long Hữu 36,869 9,6 4 Xã Ngũ Lạc 30,610 8,0 5 Xã Hiệp Thạnh 22,170 5,8 6 Xã Long Khánh 53,213 13,8 7 Xã Long Vĩnh 65,959 17,1 8 Xã Dân Thành 41,344 10,7 9 Xã Đông Hải 43,850 11,4

10 Xã Trường Long Hòa 37,406 9,7

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Duyên Hải - Niên giám thống kê Năm 2010.

Về đơn vị hành chính, tính đến năm 2009 tồn huyện Dun Hải có tất cả 10 đơn vị hành chính gồm 9 xã và 01 thị trấn.

Với vị trí này, có thể nói đây là điều kiện mang ý nghĩa rất to lớn để Duyên Hải phát triển kinh tế - xã hội và CDCCKT:

Về kinh tế, đây là điều kiện cho Duyên Hải phát triển các ngành kinh tế liên quan tới biển như: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển, công nghiệp hàng hải, giao thông vận tải biển….

Ngồi ra huyện cịn có vị trí đặc biệt về an ninh - quốc phịng và bảo vệ mơi trường sinh thái trong tỉnh.

2.1.2. Nguồn lực tự nhiên.

2.1.2.1. Khí hậu.

Duyên Hải chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất hải dương đặc thù. Một năm có hai mùa: một mùa mưa và một mùa khơ rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm 24P 0 P – 26P 0 P

C và khơng có sự chênh lệch quá lớn giữa các tháng trong năm và giữa ngày và đêm. - Năng lượng bức xạ trung bình khá cao và ổn định qua các tháng. Từ 5.300 – 8.400 cal/cmP

2

P

/tháng. So với các huyện phía Bắc có phần thấp hơn. Nhìn chung, với điều kiện nêu trên về nhiệt độ và năng lượng bức xạ quang hợp, rất thuận lợi cho trồng trọt, thỏa mãn nhu cầu phát triển cho hầu hết các loại thực vật nhiệt đới.

- Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình từ 80 – 90%. Cao vào các tháng mùa mưa (tháng 8,9,10) và thấp ở các tháng mùa khô (1,2,3,4).

- Lượng nước bốc hơi từ 3,5 – 5,5 mm/ngày. Bốc hơi cao vào mùa khô. - Mưa:

+ Thời gian mưa: từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 10 ( 5 tháng). + Lượng mưa thấp, trung bình 1.000 – 1.200 mm/năm.

+ Phân bố mưa: không đều theo thời gian, tập trung vào tháng 8, 9 trong năm. - Gió: có 2 mùa gió ứng với 2 mùa trong năm.

+ Mùa mưa: Gió Tây Nam.

+ Mùa khơ: gió Đơng Bắc hoặc Đơng Nam

Huyện Dun Hải cịn có một loại gió mà dân địa phương gọi là “gió Chướng”, gió này xuất hiện từ tháng 10 và chấm dứt vào tháng 4, tháng 5 năm sau. Gió này từ biển thổi vào với tốc độ mạnh dần và mạnh nhất vào tháng 2, tháng 3. Trong huyện tuy khơng có nhiều bão, nhưng lại chịu ảnh hưởng của bão rất nặng nề và thường xun có những cơn dơng xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa.

Tóm lại, khí hậu ở Dun Hải chỉ thuận lợi về mặt nhiệt độ, năng lượng bức xạ. Còn lượng mưa, lượng nước bốc hơi, gió chướng là những yếu tố hạn chế cho việc khai thác và sử dụng tài ngun đất trong huyện. Vì phần lớn đất đai khơng có đủ nước để canh tác.

2.1.2.2. Địa hình.

Địa hình: huyện Duyên Hải mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển rất đặc thù với những giồng cát hình cánh cung, chạy theo hướng song song với bờ biển. Các giồng cát tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc của huyện như: giồng Long Hữu - Ngũ Lạc, giồng Hiệp Thạnh - Trường

Long Hòa, giồng Long Vĩnh và rải rác ven theo bờ biển. Nhìn chung, địa hình Duyên Hải khá thấp và tương đối bằng phẳng, với cao trình bình quân phổ biến là 0,4 đến 1,2 m.

Sự phân cắt của các dịng và hệ thống sơng rạch chằng chịt đã làm cho địa hình Duyên Hải trở nên đa dạng và phức tạp tạo nên nhiều khó khăn cho vấn đề phát triển kinh tế xã hội của huyện.

2.1.2.3. Đất đai.

Tài nguyên đất:

Theo kết quả khảo sát và lập bản đồ đất vùng Nam Măng Thít (tỉ lệ 1/25.000) thuộc Chương trình Đất Cửu Long, năm 1992 (phân loại theo USDA) thì đất của huyện có 02 bộ. Cụ thể gồm:

- Entisols (chưa phát triển) với 02 nhóm lớn: Sulfaquents (SAN) và Fluvaquents (FAN). - Inceptisols (phát triển) với 02 nhóm lớn: Dystropepts, Tropapuents.

Theo nhóm sử dụng: có 04 nhóm.

Bảng 2.2:Sự phân bố các nhóm đất huyện Dun Hải

Các nhóm đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

I. Đất cát giồng 2.861,43 7,43

II. Đất phù sa 16.806,78 43,65

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)