Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 102 - 106)

- Về giá trị sản xuất

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM

3.3.2.4. Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ

Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất như: Dịch vụ thương mại, vận tải, dịch vụ cảng, dịch vụ viễn thông quốc tế, dịch vụ y tế, giáo dục, bưu chính viễn thơng, tài chính ngân hàng…. Đồng thời chú trọng mở rộng các dịch vụ mới nhằm hỗ trợ tích cực cho kinh doanh sản xuất.

Phát triển dịch vụ du lịch

Phát huy thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch chuyên đề trong tổng thể du lịch của tỉnh Trà Vinh. Tiếp tục phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng những địa điểm có tiềm năng du lịch và giải trí. Xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp có khả năng thu hút du khách từ các huyện, tỉnh lân cận.

Tiếp tục mở rộng thị trường giao lưu hàng hóa giữa các địa phương với các tỉnh thành lân cận và quốc tế

Phát triển và phát huy hiệu quả các chợ đầu mối nông sản thủy sản trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó cần phải tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia xuất khẩu trực tiếp.

Tóm tắt chương 3

1. Luận văn dựa vào bốn căn cứ làm cơ sở đề xuất quan điểm, định hướng CDCCKT huyện Duyên Hải là : Dựa vào vị trí, chức năng của huyện trong tỉnh Trà Vinh; dựa vào phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020; dựa vào sự thay đổi địa giới hành chính cấp huyện; dựa vào sự đánh giá những cơ hội và thách thức từ sự hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Từ những căn cứ trên, luận văn đã xác định các quan điểm và dự báo một số mục tiêu mang tính định hướng CDCCKT huyện Duyên Hải

Theo đó, dự báo đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của huyện Duyên Hải sẽ có sự chuyển dịch so với năm 2000. Đến năm 2020 cơ cấu GDP sẽ là KVI chiếm 42,5%, KVII chiếm 30,6%, KVIII chiếm 26,9%. Cơ cấu lao động tương ứng sẽ là KVI chiếm 50,0%, KVII chiếm 25,0%, KVIII chiếm 25,0%.

Trong cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế đến năm 2020 thì kinh tế ngồi nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao là 85,0%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần tỉ trọng đạt 1,0%, kinh tế nhà nước là 14,0%. Cơ cấu lao động tương ứng là kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao là 92,0%, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng dần tỉ trọng đạt 5,0%, kinh tế nhà nước là 3,0%.

Về mặt lãnh thổ, huyện vẫn tiếp tục có sự phân hóa giữa các địa phương. Nhóm lãnh thổ phát triển là nhóm lãnh thổ có điều kiện thuận lợi và được sự đầu tư của nhà nước gồm các địa phương như: TT Dun Hải, xã Long Tồn, Long Hữu. Nhóm địa phương chậm phát triển như: Xã Long Vĩnh, Ngũ Lạc

3. Luận văn đã đề ra 10 nhóm giải pháp thực hiện nhằm thúc đẩy sự CDCCKT của huyện và được phân làm 2 nhóm giải pháp như sau:

Nhóm giải pháp chung gồm có 6 giải pháp:

- Đa dạng hóa các nguồn huy động vốn đầu tư phát triển: Vốn từ ngân sách nhà nước, huy động vốn từ các cơng ty cổ phần và tín dụng đầu tư, huy động vốn từ doanh nghiệp tư nhân và dân cư, huy động vốn từ ngoài nước.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thu hút nhân tài: Đẩy nhanh tốc độ đào tạo

nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương, thu hút nguồn nhân lực làm việc lâu dài trong huyện.

- Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế vùng động lực và kinh tế biển: Đẩy mạnh CNH - HĐH gắn với đơ thị hóa và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện.

- Giải pháp về thị trường

- Phát triển khoa học công nghệ: Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ trong sản xuất, xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của huyện, tăng cường công tác chuyển giao công nghệ.

- Các giải pháp về bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ

môi trường du lịch, bảo vệ môi trường đô thị, bảo vệ môi trường khu, cụm công nghiệp, bảo vệ môi trường khu vực nơng nghiệp – nơng thơn.

Nhóm các giải pháp riêng gồm 4 giải pháp:

- Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng CNH, HĐH gắn với vấn đề nông dân nông thôn: Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng CNH - HĐH, phát huy

lợi thế, tiềm năng huy động các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, thúc đẩy nhanh CDCCKT, phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, du lịch, tăng cường các hoạt động tài chính tín dụng, quan tâm xây dựng, củng cố và phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển, hồn chỉnh cơng tác quy hoạch nâng cao năng lực quản lý đô thị.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa đảm bảo an ninh xã hội: Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh

ứng dụng và nâng cao hiệu quả của khoa học và cơng nghệ, tích cực bảo vệ tài ngun mơi trường, giải quyết tốt vấn đề lao động và đảm bảo an ninh xã hội.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp: Phát triển các khu, cụm công nghiệp, phát triển mạnh các ngành tiểu thủ công nghiệp

ở nông thôn, chú trọng đào tạo nghề.

- Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ: Tập trung phát triển và nâng cao

chất lượng các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất như; phát triển dịch vụ du lịch, tiếp tục mở rộng thị trường giao lưu hàng hóa giữa các địa phương với các tỉnh thành lân cận và quốc tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện duyên hải, tỉnh trà vinh (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)