II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
2. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh
Việc tóm tắt một văn bản thuyết minh diễn ra theo các bước sau: - Xác định mục đích, yêu cầu: Đây là bước rất cần thiết. Bởi vì xác định đúng đắn, rõ ràng và đầy đủ mục đích, yêu cầu sẽ tạo ra tiền đề thuận lợi, định hướng cho việc tóm tắt đạt hiệu quả cao nhất.
- Đọc kĩ văn bản gốc để xác định nội dung, bố cục văn bản. Từ đó xác định ý chính, ý cơ bản cần tóm tắt và lược bỏ những phần tư liệu, số liệu khơng quan trọng, khơng nhất thiết phải có khi tóm tắt.
- Diễn đạt các ý định tóm tắt thành những câu ngắn gọn, rõ ràng và sắp xếp chúng theo trật tự hợp lí tạo thành bản tóm tắt đảm bảo u cầu.
- Kiểm tra, đối chiếu với văn bản gốc để đảm bảo khơng có gì sai lệch, xa với tinh thần của văn bản gốc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNGCâu 1. Câu 1.
Về phần Ghi nhớ trong bài Nguyễn Trãi:
a. Đây là một đoạn văn tóm tắt văn bản thuyết minh mà bản gốc là bài học về tác gia Nguyễn Trãi. Bởi vì dó là sự rút ngắn về mặt hình thức, dung lượng và là sự cơ đọng, đúc kết về nội dung của văn bản gốc. Đoạn tóm tắt này ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo trung thành với những ý cơ bản nhất của văn bản gốc.
b. So với văn bản gốc, đoạn tóm tắt đã được lược bỏ những nội dung về năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình vợ con, con đường sự nghiệp, tác phẩm,… của Nguyễn Trãi. Nội dung cơ bản được giữ lại là sự đánh giá về những đóng góp của Nguyễn Trãi: là người tồn tài nhưng chịu oan khiên, có nhiều đóng góp cho dân tộc.
Việc lựa chọn các nội dung giữ lại và lược bỏ như thế là phù hợp với đặc điểm của phần Ghi nhớ cũng như đảm bảo yêu cầu của việc tóm tắt trên cơ sở phần Ghi nhớ đặt cuối bài, do đó dễ đối chiếu.
c. Qua ví dụ này cần lưu ý: việc xác định yêu cầu tóm tắt phải hết sức cụ thể, phù hợp với mục đích. Trong khi tóm tắt nếu giữa văn bản gốc và văn bản tóm tắt có quan hệ gắn bó, dễ dàng đối chiếu với nhau (như quan hệ của phần Ghi nhớ với nội dung văn học) thì có thể lược bỏ nhiều những ý phụ, tập trung vào một vài vấn đề chính phù hợp với mục đích đặt ra).
Câu 2.
Văn bản Nhà sàn:
a. - Đọc kỹ văn bản để xác định nội dung.
- Đối tượng thuyết minh của văn bản là nhà sàn - loại nhà quen thuộc, gần gũi với người dân miền núi nước ta cũng như một số dân tộc ở Đông Nam Á khác.
- Đại ý của văn bản: Văn bản thuyết minh về nguồn gốc, kiến trúc, những tiện lợi và giá trị của nhà sàn.
b. Bố cục của văn bản gồm ba phần:
- Phần mở bài (đoạn thứ nhất): Khái niệm và mục đích sử dụng nhà sàn.
- Phần thân bài (đoạn 2 và 3): Thuyết minh về đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn.
- Phần kết (đoạn 4): Đánh giá vẻ đẹp và sức hấp dẫn du khách của nhà sàn.
c. Tham khảo đoạn tóm tắt sau:
Nhà sàn là một cơng trình kiến trúc phổ biến của cư dân miền núi, dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Vật liệu để làm nhà sàn là gỗ, tre, nứa, giang với cấu tạo nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang để rửa ráy, đầu nhà có cầu thang. Nhà sàn phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á từ thời đá mới. Sử dụng nhà sàn có nhiều điểm tiện lợi: phù hợp với địa hình miền núi hoặc đầm lầy, tận dụng được nguyên liệu tại chỗ, vừa giữ vệ sinh vừa giữ an
toàn. Với trình độ kĩ thuật cao trong xây dựng và giá trị thẫm mĩ đặc sắc, hiện nay nhà sàn đang rất hấp dẫn du khách.
3. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh (xem mục 2 phần I).