Lập dàn ý cho bài viết về một câu chuyện về bác trưởng thôn chăm lo đời sống các gia đình thương binh, liệt sĩ Sau đó chọn

Một phần của tài liệu Học tốt ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 165 - 168)

III. LUYỆN TẬP Câu 1.

b. Lập dàn ý cho bài viết về một câu chuyện về bác trưởng thôn chăm lo đời sống các gia đình thương binh, liệt sĩ Sau đó chọn

thơn chăm lo đời sống các gia đình thương binh, liệt sĩ. Sau đó chọn một ý nhỏ trong dàn ý để viết thành một đoạn văn.

Dàn ý: a. Mở bài

- Giới thiệu về bác trưởng thôn ở địa phương em hiện nay.

- Đặc biệt nhất ở bác là sự quan tâm đến đời sống của những gia đình chính sách trong thơn.

b. Thân bài

- Những quan tâm về đời sống tinh thần - Những quan tâm về đời sống vật chất

- Hoàn cảnh sống riêng tư của bác cũng có nhiều khó khăn

- Ý thức đồn kết, đền đáp những gia đình có cơng với cách mạng

- Tấm gương sáng cho nhân dân trong thơn về tình cảm cách mạng.

c. Kết bài

- Cảm nghĩ của em về bác trưởng thơn: kính trọng, u q. - Bài học về uống nước nhớ nguồn.

Chọn ý: “Hoàn cảnh sống riêng tư của bác cũng có nhiều khó khăn” để viết thành đoạn văn:

Bác Quang (tên của bác trưởng thơn) có một hồn cảnh gia đình khó khăn. Bác là bộ đội phục viên, trước đây từng chiến đấu ở mặt trận miền Nam, bị thương tật ở vai nên mỗi lần trái gió trở trời thường rất đau nhức. Tơi cịn nhớ có lần phải cùng cha tơi suốt buổi tối giúp bác vượt qua cơn đau. Đã thế, người con gái duy nhất của bác ấy lại lấy chồng xa, khơng giúp đỡ cha được nhiều, cịn người vợ của bác thì ốm đau ln. Hoàn cảnh ấy, nhưng bác đã vượt lên để làm cơng tác trưởng thơn được mọi người tín nhiệm. Bác động viên thăm hỏi các gia đình cách mạng. Bác vận động mọi người quyên góp tiền chữa chạy cho một người mẹ có hai con liệt sĩ, cịn bản thân bác thì nấu cháo và túc trực ở trạm xá hằng đêm…

Câu 2.

a. Tóm tắt bài: Khái quát văn học Việt Nam (Ngữ văn 10, tập I) Bài học này gồm ba mục lớn, đó là đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, hệ thống thể loại của văn học dân gian, những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.

Về đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, có thể thấy rõ hai đặc điểm lớn.

Thứ nhất: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn

từ truyền miệng. Đây là đặc điểm khác biệt so với văn học viết. Phương pháp này được truyền từ người này sang người khác, qua nhiều thế hệ. Nói tính truyền miệng là nói đến q trình diễn xướng dân gian.

Thứ hai: Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác

tập thể. Đó là sáng tạo của một tập thể người, được sử dụng, sửa chữa dần ngày một hoàn thiện. Hai đặc điểm này chi phối, xuyên suốt trong

q trình sáng tạo, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Về hệ thống thể loại của văn học dân gian gồm có: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngơn, truyện cười, tục ngữ, câu đó, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. Mỗi thể loại có những đặc trưng riêng.

Về những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, chú ý có ba vấn đề.

Một là: Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về

đời sống các dân tộc. Tri thức dân gian là những kinh nghiệm lâu đời, thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân.

Hai là: Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí

làm người. Đó là giáo dục lịng nhân đạo và lạc quan, tình u thương, niềm tin. Hình ảnh những phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, bất khuất, vị tha, cần kiệm…

Ba là: Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan

trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. b. Tóm tắt Truyện Kiều (phần một, tác giả).

Phần một gồm có hai vấn đề lớn, đó là Cuộc đời và Sự nghiệp văn học.

Cuộc đời Nguyễn Du cần lưu ý những nét sau: Ông sinh năm 1765 tại Thăng Long. Tổ tiên quê ở Hà Tây, sau di cư vào Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), mẹ là Trần Thị Tần (1740 - 1778). Thời ấu thơ và niên thiếu, sống với cha ở Thăng Long, nhưng 10 tuổi đã mồ cơi cha, 13 tuổi mồ cơi mẹ. Từ đó ơng sống với anh là Nguyễn Khản (1734 - 1786). Năm 1783, Nguyễn Du đỗ tam trường. Từ năm 1789, ông rơi vào cảnh khó khăn, hàng chục năm lận đận, lăn lộn ở các vùng nông thôn. Năm 1802, ông ra làm quan cho triều Nguyễn. Từng làm tri huyện Phù Dung (nay là Hưng Yên), rồi tri phủ Thường Tín (Hà Tây), được thăng chức Đơng các điện sĩ học, bổ làm Cai bạ Quảng Bình. Năm 1831 thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Ơng mất năm 1820. Năm 1965 ơng được cơng nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Về sự nghiệp văn học, có hai nội dung chính là các sáng tác chính và một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du.

Các sáng tác chính gồm có sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm.

Sáng tác bằng chữ Hán có các tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam

trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Các tập thơ này gồm hơn 200 bài do

Nguyễn Du làm trong những thời kì khác nhau. Thơ chữ Hán thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Sáng tác bằng chữ Nôm của ơng có Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn. Tác phẩm Truyện Kiều được bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã được sáng tạo trở thành một kiệt tác của nền văn học dân tộc. Văn chiêu hồn (nguyên tên là Văn tế

thập loại chúng sinh) là bài văn tế thể hiện một phương diện quan

trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác Nguyễn Du.

Về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du cũng có hai vấn đề chính. Đặc điểm nội dung: Quan trọng hàng đầu trong sáng tác Nguyễn Du là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ.

Đặc điểm về nghệ thuật: Ông sáng tác các thể thơ điêu luyện

như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, và ca, hành (nhạc phủ). Đặc biệt là sáng tác bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát, nghệ thuật sử dụng tiếng Việt…

c. Tóm tắt bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập II)

Văn bản văn học là gì? Tiêu chí phân định văn bản văn học là một vấn đề phức tạp, tùy thuộc vào quan niệm của mỗi quốc gia trong từng thời kì lịch sử để xác định.

Bài học này có ba vấn đề chính như sau:

Một phần của tài liệu Học tốt ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 165 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w