TỔNG KẾT PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC I KIẾN THỨC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Học tốt ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 183 - 187)

C. Từ văn bản đến tác phẩm văn học

TỔNG KẾT PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC I KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc - hiểu văn bản văn học, phải biết dựa vào ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóc để xác định ý nghĩa của văn bản. Ngữ cảnh văn bản là tổ chức văn bản quy định ý nghĩa và giá trị của các thành phần tạo nên văn bản. Ngữ cảnh tình huống là tình huống cụ thể khi văn bản và ngơn từ xuất hiện. Ngữ cảnh văn hố là bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hố mà người phát ngơn sống và sáng tác.

2. Đọc - hiểu văn bản văn học, phải biết lấy tư tưởng chính của văn bản mà soi sáng mọi chi tiết của văn bản. Trong quá trình đọc, qua các chi tiết người đọc có thể dự đốn trước tư tưởng chính của văn bản và sau đó qua các chi tiết khác lại điều chỉnh dự đoán ban đầu, khi nào thấy có sự phù hợp giữa khái quát và tư tưởng chính với tất cả các chi tiết thì mới có thể coi là hiểu được tư tưởng của văn bản.

3. Đọc - hiểu văn bản văn học, phải biết lấy kinh nghiệm sống của bản thân và những người xung quanh mà thể nghiệm ý nghĩa của văn bản. Muốn thể nghiệm, người đọc phải tưởng tượng, liên tưởng để “cụ thể hoá”, “hiện thực hoá” các chi tiết trong văn bản.

4. Đọc - hiểu văn bản văn học, cần tránh cắt xén văn bản, tránh suy diễn tuỳ tiện.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Hãy cho biết ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hố của các tác phẩm: Phú sơng Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngơ (Nguyễn Trãi), các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du).

- Ngữ cảnh tình huống của các bài Phú sơng Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngơ (Nguyễn Trãi) được thể hiện trong phần tiểu dẫn; ngữ cảnh tình huống của các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) được nói đến trong bài Truyện Kiều.

- Đọc lại toàn bộ các văn bản để tìm hiểu ngữ cảnh văn bản: + Bố cục của các văn bản: Ý nghĩa của mỗi phần được thể hiện trong mối liên hệ ý nghĩa với các phần khác.

+ Từ ngữ, hình ảnh,… trong văn bản đều chứa đựng liên hệ ý nghĩa với các từ ngữ, hình ảnh trong câu, đoạn và tồn văn bản.

- Ngữ cảnh văn hố: Các điển cố, điển tích, động thái hồi cổ, hình ảnh ước lệ,… thể hiện đặc thù của văn hoá thời trung đại.

Riêng các đoạn trích Truyện Kiều, việc xác định ngữ cảnh tình huống cịn là xác định vị trí đoạn trích trong tồn bộ tác phẩm, trong mạch diễn biến cốt truyện.

2. Nêu mối liên hệ giữa tư tưởng chính và chi tiết trong các văn bản, đoạn trích: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), Trao duyên (Nguyễn Du), Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên).

Gợi ý:

- Cảnh ngày hè: Cảm xúc về sức sống thiên nhiên và tấm lòng yêu cuộc sống được thể hiện ở các chi tiết miêu tả: hoè lục đùn đùn, hoa lựu phun thức đỏ, hương sen ngát, lao xao chợ cá,…

- Trao duyên: Mối giằng xé đau đớn giữa ý thức về nghĩa vụ với ý thức, khát vọng sống của cá nhân thể hiện ra ở ngôn ngữ nhân vật, độc thoại nội tâm, các hình ảnh,…

- Thái sư Trần Thủ Độ: Các sự kiện, chi tiết đều nhằm khẳng định nhân cách trung trực, cứng cỏi, bản lĩnh của nhân vật Trần Thủ Độ trong việc giữ gìn kỉ cương, phép nước.

3. Cho biết các nhận định dưới đây đã thoả đáng hay chưa và giải thích lí do:

(1) Bài thơ Tỏ lịng của Phạm Ngũ Lão thể hiện lí tưởng của người muốn lập cơng danh.

(2) Ở bài thơ Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), nhà thơ chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình.

(3) Đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh.

Gợi ý: Đối chiếu các luận điểm với nội dung đọc - hiểu đã học. Nhận định (1) đúng, nếu hiểu công danh là lập công trạng trong sự nghiệp giữ nước. Nhận định (2) khơng đầy đủ, Nguyễn Du trong Đọc “Tiểu Thanh kí” khơng “chỉ mượn chuyện Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình” mà còn bộc lộ niềm thương cảm chung cho những kiếp tài hoa mệnh bạc. Nhận định (3) sai hồn tồn, đoạn trích Nỗi thương mình diễn tả thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của nàng chứ không phải “chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh”.

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT (tiếp theo)

3. Về mặt từ ngữ, khi nói (hoặc viết) trước tiên là phải dùng đúng nghĩa của nó. Hơn nữa, cịn phải cần hết sức coi trọng tính nghệ thuật khi sử dụng từ ngữ; nghĩa là phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất.

4. Về mặt ngữ pháp, khi nói (hoặc viết) phải tuân thủ những quy tắc dùng từ cấu tạo nên cụm từ, câu, đoạn. Không những thế, người sử dụng ngôn ngữ cần sáng tạo để tạo ra sự đa dạng về khả năng kết hợp của các yếu tố ngôn ngữ nhằm biểu đạt hiệu quả những nội dung sâu sắc, tinh tế, sinh động.

5. Về phong cách chức năng ngôn ngữ, cần nhận rõ những đặc điểm phân biệt phong cách ngôn ngữ này với phong cách ngôn ngữ khác để lựa chọn những phương tiện ngơn ngữ thích hợp với từng văn bản cụ thể.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. So sánh nghĩa của mua, bán trong trường hợp (a) với mua, bán trong trường hợp (b) dưới đây:

(a) - Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn.

Đi vay, đi tạm được tám quan hai Xuống dưới chợ Mai

Mua một cái đó.

(Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn…) - Hằng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng.

(Tấm Cám) (b) Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

(Tục ngữ) Gợi ý:

- Nghĩa của bán, mua trong (a):

+ bán: đổi vật (thường là hàng hoá) lấy tiền; + mua: đổi tiền lấy vật (thường là hàng hố).

- bán và mua trong (b) khơng liên quan đến “tiền” (không bao gồm nét nghĩa “lấy tiền” hay “đổi tiền”).

2. Từ ăn và đớp trong hai câu sau đây có quan hệ gì với nhau về nghĩa, có nét nghĩa nào khác nhau?

a) Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta…

(Tấm Cám) b) Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tâm ném xuống.

(Tấm Cám) Gợi ý: Đây là hai từ đồng nghĩa. Nhưng từ đớp có nghĩa trái ngược vơi từ ăn: há miệng ngoạm nhanh lấy.

3. a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của cụm danh từ (in đậm) trong câu sau:

Mỗi bữa ăn Tấm bớt một bát cơm, giấu đi đem cho bống.

(Tấm Cám) b) Hãy chứng minh rằng, trong câu dưới đây, có sự vận dụng linh hoạt quy tắc ngữ pháp về cấu tạo của cụm danh từ (in đậm):

Con đem cá bống ấy về thả xuống giếng mà ni. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống.

Gợi ý: Ở câu (a), có thể xem một bát cơm là cụm danh từ đầy đủ. Còn ba bát, hai, một trong câu (b) là những cụm danh từ rút gọn; có thể khơi phục đầy đủ: ba bát cơm, hai bát cơm, một bát cơm.

Một phần của tài liệu Học tốt ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 183 - 187)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w