HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

Một phần của tài liệu Học tốt ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 78 - 86)

III. LUYỆN TẬP Câu 1.

HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN (tiếp theo)

LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

(trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

La Quán Trung

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. La Quán Trung (1330 - 1400) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. La Bản tính tình cơ độc, lẻ loi, thường thích một mình ngao du đây đó. Khi nhà Minh được thành lập, ông chuyên tâm sưu tầm và biên soạn dã sử. Ơng có các tác phẩm được lưu truyền như Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng

La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho sự hình thành và phát triển của trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh ở Trung Hoa.

2. Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào thời Minh (1368 - 1644), gồm 120 hồi, kể về cục diện “cát cứ phân tranh” trong thời gian gần 100 năm của nước Trung Quốc thời Tam quốc với ba tập đồn phong kiến là Ngụy, Thục, Ngơ (thế kỉ II và III).

Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi với đặc

điểm nổi bật là kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính.

3. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28, kể lại cảnh anh em Quan Công, Trương Phi hội ngộ trong một hoàn cảnh đầy mâu thuẫn. Trước đoạn này, ba anh em Lưu Bị từng náu mình dưới trướng của Tào Tháo. Nhưng sau biết sự gian hùng của Tào Tháo, ba anh em bỏ đi. Tháo cho quân đuổi đánh khiến ba anh em thất tán. Quan Cơng vì phải hộ tống hai chị dâu nên đành tạm hàng Tào Tháo với điều kiện hễ nghe tin Lưu Bị ở đâu thì sẽ đi ngay.

Tào Tháo quý mến, tìm mọi cách dụ dỗ Quan Công nhưng khi vừa nghe tin anh đang ở bên Viên Thiệu thì lập tức trả hết ấn tín, vàng bạc châu báu, đi tìm anh. Trên đường đi, bị các tướng Tào ngăn cản, qua năm cửa quan, Quan Cơng đã vung long đao chém ln sáu tướng…

Đoạn trích này là một màn kịch hấp dẫn thể hiện nổi bật tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, đồng thời ngợi ca tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của anh em Lưu Bị, Vân Trường, Trương Phi.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNGCâu 1. Câu 1.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Trương Phi là một con người ngay thẳng, không chấp nhận bất cứ một sự quanh co, lắt léo nào, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao. Vì thế, dù rất nặng lòng trung nghĩa và coi trọng lời thề son sắc năm xưa nhưng khi nghe tin Quan Công hàng Tào Tháo, Phi đã nỗi giận và chỉ chờ có dịp được giáp mặt Vân Trường để nói rõ đen trắng bằng giáo gươm. Trương Phi

nổi giận vì nghĩ Quan Cơng khơng cịn trung tín, phản bội lời thề, bỏ anh em theo Tào Tháo, phụ nghĩa “vườn đào”. Thế nên khi vừa nghe tin Quan Công đến, Trương Phi mới hành động một cách vơ cùng bộc trực: Phi “mắt trợn trịn xoe, râu hùm vểnh ngược, hị hét như sấm”, chẳng nói chẳng rằng lên ngựa đi tắt… xơng tới định đâm chết Quan Cơng.

Câu 2.

Trong đoạn trích này, “hồi trống Cổ Thành” đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật. Nó là chi tiết quan trọng đẩy kịch tính truyện lên đến cao trào nhằm làm nổi bật tính cách nóng nảy của Trương Phi, đồng thời giúp nhân vật Quan Cơng có dịp bộc lộ trọn vẹn cái trung tín và phẩm chất siêu việt của người anh hùng trong chiến trận. Tiêu đề Hồi trống Cổ Thành đã thể hiện được đầy đủ nội dung tư tưởng của đoạn trích. Nó là hồi trống ra quân, cũng là hồi trống thu quân, hồi trống giải oan, hồi trống đồn tụ.

Câu 3.

Ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” cịn là lịng muốn biết sự thực, nóng lịng xác định phải trái, đúng sai, chứ khơng chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở là có lí. Sự nghi ngờ của Trương Phi là vốn có. Vì thế, hành động của nhân vật trong đoạn trích này nhất quyết khơng chỉ là nóng nảy do gàn dở. Nói Trương Phi là người nóng tính vì nhân vật này thiếu sự bình tĩnh trước tình huống đột ngột khó giải quyết. Con người này thường hay phản ứng tức thì, thiếu những suy nghĩ chín chắn. Nhưng cũng là người khơng chịu được những lắt léo, quanh co nên trước mọi sự hồ nghi, Phi đều có mong muốn nhanh chóng làm cho rõ trắng đen, phải trái. Tính cách cương trực của Trương Phi có mặt tốt là sự thẳng thắn. Thế nhưng cũng có khi, nó dễ dẫn đến những hành động lỗ mãng và thơ bạo. Nhìn chung đoạn trích đã khắc họa khá sinh động, chân thực và điển hình tính cách của Trương Phi.

Câu 4.

Tam quốc diễn nghĩa giàu màu sắc của thể loại sử thi anh hùng. Nó rền vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những con người và những sự việc to lớn, siêu phàm. Mỗi hồi trong truyện giống như một

màn kịch ngắn căng thẳng và hấp dẫn, có dẫn dắt, có diễn biến, có cao trào và có phần giải quyết. Ở đoạn trích này, chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống cho Quan Cơng ra trận là cao trào của truyện. Nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan của những người anh hùng thực sự mang màu sắc của một bản hùng ca. Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra khơng khí hào hùng - khơng khí của cái thời Tam quốc phân tranh. Nó làm cho đoạn văn đậm đà khơng khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà cái “ý vị tam quốc”.

Câu 5.

Tóm tắt đoạn trích:

Quan Cơng đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đã cướp được thành và đang ở đó. Quan Cơng mừng rở sai Tơn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.

Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến địi giết Quan Công, Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết khơng chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân của Lưu Bị và Tôn Càn đã hết lời thanh minh sự thật.

Giữa lúc đang bối rối chưa biết giải quyết ra sao thì đột nhiên ở phía xa, Sái Dương mang quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận vì nghĩ Quan Cơng cho qn lính đến bắt mình. Trương Phi buột Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lịng trung. Quan Cơng khơng nói một lời, múa long đao xông lại. Chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Quan Cơng bắt một tên lính đến kể rõ cho Phi nghe những việc lúc ở Hứa Đô. Bây giờ, Phi mới tin lời anh là thực. Phi mời hai chị và Quan Công vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.

Câu 6.

Những chi tiết nghệ thuật làm nổi bật lên tính cách của nhân vật Trương Phi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trương Phi trong khi đang chờ nghe tin của Huyền Đức, một hôm “chợt đi qua Cổ Thành, vào huyện vay lương thực. Quan huyện không cho vay. Phi nổi giận đuổi quan huyện đi, cướp lấy ấn thụ, chiếm hàm…”.

- Khi nghe tin Quan Cơng đến, Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi ra cửa bắc…”.

- Thấy Quan Cơng, “Trương Phi mắt trợn trịn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.

- Khi đối thoại với anh, Trương Phi dùng những lời thẳng thắn, có pha sự tức giận và lỗ mãng như đang nói chuyện với kẻ thù vậy: Trương Phi hầm hầm quát, mày đã bội nghĩa, tao quyết liều sống chết với mày,…

- Đặc biệt là chi tiết Trương Phi thẳng cánh đánh trống giục Vân Trường chém tướng Tào là Sái Dương như vừa thách thức, vừa trút lên đơi tay bao giận dữ đang sơi sục trong lịng.

- Thế nhưng khi mọi sự đã rõ ràng hết cả, Trương Phi lại hồn nhiên ngây thơ như đứa trẻ “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”.

Chuỗi những chi tiết nghệ thuật trên đây đã khắc họa khá rõ nét tính cách sốc nổi, bộc trực của Trương Phi, một nhân vật đã in sâu trong tâm trí của mỗi người như là một biểu tượng về hình ảnh con người chính trực, thẳng thắng nhiều khi đến đơn giản, thậm chí có phần thơ lỗ.

Câu 7.

Trương Phi là con người “thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi”, trực tính, khơng biết quanh co, mọi sự đều thích đen trắng rõ ràng… Vì thế chỉ vừa mới nghe tin Quan Cơng đến liền nổi giận đùng đùng, “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa”. Khi trơng thấy Quan Cơng thì “mắt trợn trịn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Cơng”. Kế đó, Phi lại gạt phắt qua một bên lời thanh minh hộ Vân Trường của hai chị dâu và của Tôn Càn để thẳng tay giục trống với bao nhiêu uất ức như đang dồn cả vào đơi cánh tay gấp gáp. Tóm lại, đặc trưng

tính cách của Trương Phi là cương trực. Nó thể hiện sự thẳng thắn, nói là làm nhưng cũng dễ dẫn đến những hành động đơn giản, lỗ mãng, có khi thơ bạo.

Trong khi đó tính cách Quan Cơng phức tạp hơn nhiều. Trong đoạn trích này Quan Cơng tỏ ra rất độ lượng và từ tốn. Trước thái độ có phần ngang ngược và thiếu bình tĩnh của người em kết nghĩa, Quan Cơng nhún mình để thanh minh. Thanh minh khơng được, Quan Cơng viện đến hai chị để giải thích, rồi cuối cùng sẵn sàng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan… Trong Tam quốc diễn nghĩa, Quan Công vốn là một người rất kiêu ngạo, khơng dễ nhún mình (cuối cùng cũng vì kiêu ngạo khơng chịu nghe lời con trai đi theo đường lớn để tránh mai phục nên Quan Công đã bị bắt và bị giết). Thế nhưng, ở đoạn trích này, Vân Trường ứng xử khác hẳn. Khi giải thích với người em đang nóng nảy, Quan Cơng chấp nhận nhún mình. Thế nhưng khi cần viện đến gươm đao để mà giải quyết thì Vân Trường lại trở về với hình ảnh con người tự cao, tự đại và dũng mãnh quen thuộc (“Quan Cơng chẳng nói một lời, múa long đao xơng lại, Trương Phi thẳng cánh đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất”).

Tuy nhiên, ở đoạn trích này, đặt trong quan hệ đối sánh với Trương Phi, tác giả vẫn có ý ngầm phê phán cái tín nghĩa khơng rõ ràng của Quan Công. Dù vẫn tận trung với Lưu Bị, với lí tưởng phị nhà Hán, nhưng cái tình mập mờ có đơi chút “nể nang” của Quan Cơng trong lúc này và kể cả khi tha chết cho Tào Tháo ở đường hẻm Hoa Dung nhất quyết không thể coi là một hành vi cao thượng được.

Dù tính cách của các nhân vật có phần phức tạp, song nhìn chung, bằng tài năng khắc họa tính cách nhân vật thơng qua hành động, La Quán Trung đã làm nổi bật lên ở cả Trương Phi lẫn Vân Trường vẻ đẹp uy vũ, siêu phàm và trung nghĩa của những người anh hùng chiến trận.

LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN (tiếp theo)

1. Nếu bỏ đi câu thứ 4 trong bốn câu thơ sau thì ý nghĩa của văn bản thay đổi như thế nào?

Mừng ông nay mới đẻ con trai, Thật giống con nhà chẳng giống ai. Mong cho chóng lớn mà ăn cướp, Cướp lấy khơi ngun kẻo nữa hồi.

Gợi ý: Các câu trong văn bản có quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Thêm hoặc bớt đi câu nào đó đều sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung chung của toàn văn bản. Trong văn bản trên, nếu bỏ đi câu thứ 4 thì lời chúc sẽ biến thành lời “nguyền rủa”, thiếu thiện ý. Phải có mặt câu thứ 4 thì ý nghĩa của “ăn cướp” mới được cụ thể hoá, lời chúc trở nên tốt đẹp.

2. Trong đoạn trích dưới đây, những phương tiện liên kết và phép liên kết nào được sử dụng?

a) Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

(Hồ Chí Minh) b) Thế nào là nhân? Cả đạo Nho xoay quanh một chữ. Nhân là tình người, khác với thú vật. Nhân là tình người, nối kết người này với người khác […].

(Nguyễn Khắc Viện) c) Nho giáo ảnh hưởng tới văn học (kể cả văn học Việt Nam) với tư cách là một học thuyết tức là một hệ thống các quan điểm về thế giới, về xã hội, về con người, về lí tưởng,… cho nên cũng có một cách quan niệm văn học riêng. Với quan niệm đó, người ta hiểu thực chất văn học là gì, những cái gì được xếp vào văn học, thế nào là văn chương. Theo quan niệm của Nho giáo, văn học có nguồn gốc linh thiêng, một chức năng xã hội cao cả.

(Theo Trần Đình Hượu) d) Anh cứ hát. Hết sức hát. Gị ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát như con cuốc kêu thương.

(Nguyễn Công Hoan) đ) Khi người ta được yên ấm trong một căn phịng nhà gạch chắc chắn, khơng sựo mưa gió về phần mình, thì người ta dễ có lịng thương đối với những người xấu số hơn.

Chúng tơi đương ở vào cái tâm tình tốt đẹp ấy, thì bỗng nhiên anh tơi sẽ thích tay vào tơi bảo im rồi nói khẽ:

- Có nghe thấy gì khơng?

(Thạch Lam) Gợi ý:

- (a): Đó - dùng theo phép thế. - (b): Nhân - dùng theo phép lặp.

- (c): Quan niệm đó, quan niệm của Nho giáo - dùng theo phép thế.

- (d): Hát - dùng theo phép lặp.

- (đ): Cái tâm tình tốt đẹp ấy - dùng theo phép thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Chỉ ra và điền vào bảng những từ ngữ có tác dụng chỉ hướng liên kết ở các câu dưới đây:

- Nam thích đá bóng. Bình cũng thích. - Hơm qua, trời mưa. Hơm nay vẫn mưa. - Nam đi học. Cịn Bình đi đâu?

- Về vấn đề đó, tơi xin có ý kiến như sau:

- Sau đây, tơi sẽ nói rõ hơn về khái niệm “nghệ thuật”. Từ ngữ liên kết câu sau với câu

trước

Từ ngữ liên kết câu trước với câu sau

… …

Gợi ý:

- Từ ngữ liên kết câu sau với câu trước: cũng, vẫn, cịn, đó. - Từ ngữ liên kết câu trước với câu sau: như sau, sau đây.

4. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn và giải thích sự sắp xếp ấy.

(1) Nhưng tại sao dân gian chỉ toàn sáng tạo ra truyện tiếu lâm để gây cười mà khơng tạo ra truyện tiếu lâm để gây khóc?

(2) Kể cũng lạ, con người từ khi sinh ra, chào đời bằng tiếng khóc chứ khơng phải tiếng cười.

(3) Vậy thì xem ra tiếng khóc khơng phải ít cung bậc và càng khơng ít ý nghĩa so với tiếng cười.

(4) Rồi từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi trần gian cịn có bao nhiêu điều cần khóc, phải khóc.

(5) Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và cả lại vì vui sướng, sung sướng, hạnh phúc.

Gợi ý:

- Chú ý các phương tiện liên kết giữa các câu và mạch ý khi sắp xếp.

- Tham khảo cách sắp xếp: Kể cũng lạ, con người từ khi sinh ra, chào đời bằng tiếng khóc chứ khơng phải tiếng cười. Rồi từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi trần gian cịn có bao nhiêu điều cần khóc, phải khóc. Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và cả lại vì vui sướng, sung sướng, hạnh phúc. Vậy thì xem ra tiếng khóc khơng phải ít cung bậc và càng khơng ít ý nghĩa so với tiếng cười. Nhưng tại sao dân gian chỉ toàn sáng tạo ra truyện tiếu lâm để gây cười mà khơng tạo ra truyện tiếu lâm để gây khóc?

5. Trong bài viết số 4, anh (chị) đã tổ chức liên kết theo các

Một phần của tài liệu Học tốt ngữ văn lớp 10 tập 2 (Trang 78 - 86)