1.3.1 Khái niệm văn nghị luận
Ở nước ta văn nghị luận là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kỳ lịch sử, trong cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể từ Chiếu dời đơ (1010) của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ (1285) của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngơ đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi…và đặc biệt đến thế kỷ XX, văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng loạt tên tuổi của các nhà chính luận, văn luận xuất sắc với những áng nghị luận bất hủ, mà tiêu biểu nhất là chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Tuyên ngôn độc lập (1945). Bên cạnh đó cịn là các nhà chính luận kiệt xuất như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh…tiếp đó là những nhà cách mạng, nhà văn hóa như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng…cùng với bao nhà văn viết nghị luận nổi tiếng sau này như Hải Triều, Đặng Thai Mai, Hồi Thanh…Có thể nói trong suốt lịch sử dân tộc, văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí, khát vọng của cả dân tộc ta. Có thể nói, càng ngày, văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ, càng trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết.
Về khái niệm văn nghị luận, trong cuốn Làm văn do Đỗ Ngọc Thống chủ
biên, các tả giả đưa ra ra khái niệm văn nghị luận như sau: “Văn nghị luận là một
thể loại nhằm phát triển tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống…nhưng lại được trình bày bằng một thứ ngơn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luật chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục” [14, tr189]. Còn theoLê A: “văn nghị luận là dùng ý kiến
lí lẽ của mình để bàn bạc, phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học, chính trị, đạo đức, lối sống để thuyết phục người khác” [14, tr137]. SGK Ngữ văn lớp 7 đưa ra khái niệm văn nghị luận đó là
“loại văn bản được viết (nói) ra nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc (nghe) một
tư tưởng, một vấn đề nào đó”.
Như vậy, mặc dù cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều có điểm chung khi đưa ra khái niệm văn nghị luận: đây là kiểu văn bản sử dụng lý lẽ, lập luận để thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nhất định.
1.3.2 Các yếu tố cơ bản của một bài văn nghị luận
Nội dung và cấu trúc của một bài nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: vấn đề nghị luận (luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận
- Luận đề trong bài văn nghị luận là vấn đề bao trùm cần được làm sáng tỏ,
cần được đem ra để bàn luận, để bảo vệ, để chứng minh trong toàn bộ bài viết. Chính vì thế trong nhiều bài nghị luận, luận đề được thể hiện ngay ở nhan đề của bài viết. Chẳng hạn: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), Sự giàu
đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)…
- Luận điểm là “những ý kiến, quan điểm chính được nêu ra ở trong bài văn
nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ cho luận đề” [14, tr190]. Các luận điểm trong bài nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lý, đầy đủ và được triển khai bằng những lý lẽ, dẫn chứng hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.
- Luận cứ là những dẫn chứng (chứng cứ) cụ thể.
- Luận chứng (hay lập luận) là “sự tổ chức các luận điểm và luận cứ, các lý
lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ vấn đề, để người đọc hiểu, tin, đồng tình với điều mà người viết đặt ra và giải quyết”. [14, tr190]
1.3.3 Đề văn nghị luận và phân loại các dạng đề văn nghị luận
Căn cứ vào nội dung nghị luận thì đề văn nghị luận ở bậc THPT được chia làm 2 loại:
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Trình bày quan điểm, suy nghĩ, thái độ (khẳng định hay phủ định, biểu dương hay phê phán) về một sự việc nào đó xảy ra trong đời sống (gia đình, học đường, xã hội…)
Ví dụ:
+ Suy nghĩ của em về tình trạng thanh thiếu niên ham mê trò chơi điện tử. + Một tấm gương vượt khó trong học tập.
+ Vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Cảm nhận của em về cách ăn mặc của một số bạn ở tuổi mới lớn.
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Trình bày suy nghĩ, thái độ về một quan niệm tư tưởng, đạo lí, lối sống, văn hố… định hình trong cuộc sống con người. Những quan niệm đó thường thể hiện dưới hình thức một ý kiếnn một nhận định, một đánh giá… có tính chất khun răn (tục ngữ, ca dao, danh ngơn, nhận định…mang tính chân lí)
Ví dụ:
+ Nghị luận về đạo lí “Tơn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” + “Yêu nước thương nòi”
+ Suy nghĩ của em từ câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
- Nghị luận văn học: Trình bày những nhận xét, đánh giá thông qua việc
cảm nhận, phân tích nhân vật văn học. Những ý kiến nhận xét xuất phát từ cách xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả (ngoại hình, tính cách, hành động…) hoặc những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ:
+ Vẻ đẹp và bi kịch của người phụ nữ trong văn học trung đại.
+ Vẻ đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ qua ba thời kì (chống Pháp,chống Mĩ, thời hồ bình) qua ba bài thơ: Đồng chí – Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính Phạm Tiến Duật, Ánh trăng – Nguyễn Duy.Chiếc lược ngà – Bi kịch về chiến tranh hay bài ca về tình phụ tử.
Ở mỗi dạng đề này lại có những dạng đề nhỏ, nội dung này chúng tơi trình bày ở phần sau.