2.3 Hướng dẫn họcsinh cách sử dụng các thao tác lập luận cơ bản trong bài nghị
2.3.4 Thao tác giảng bình
GV cần định hướng cho HS tiếp nhận được thao tác giảng bình. Khi đọc – hiểu TPVC, HS khơng dễ thấu tỏ sâu xa vấn đề hay rung động thực sự trước những gì mà nhà thơ sáng tạo nên. Không phải HS nào cũng biết phát hiện các chi tiết, ngơn từ, hình ảnh…độc đáo, thi vị. Do đó, trong giờ Đọc – hiểu, GV nên khéo léo dẫn dắt để HS hiểu, thâm nhập được phương thức giảng bình để các em có cơng cụ sử dụng linh hoạt trong quá trình tự mình cảm thụ tác phẩm (nhất là các em HS khá, giỏi) với một tâm thế tự tin, chủ động và bày tỏ sự hiểu biết mang tính chủ quan, lối lập luận logic, khoa học của bản thân. Cụ thể, khi giảng bình cần: Phân tích cách sử dụng ngơn ngữ:
- Về ngữ âm: chú ý phân tích những dấu hiệu đặc biệt như: âm (điệp âm, từ láy, phối âm...), thanh (nhiều thanh bằng hoặc nhiều thanh trắc, những trọng âm...), vần (thơ không vần, nhiều vần, những vần đặc biệt...), nhịp: phân tích khi nhịp cảm xúc khác với nhịp quy định của thể thơ
- Về ngữ nghĩa: chọn và phân tích những từ biểu đạt ý nghĩa chính của câu thơ, đoạn thơ (nhãn tự); những từ thể hiện rõ sự sáng tạo của nhà thơ; phân tích
nghĩa cụ thể, nghĩa khái quát, nghĩa hàm ẩn, nghĩa tu từ (những biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, nhân hóa, cường điệu, thi vị hóa, nói tránh...);
- Về ngữ pháp: phân tích những dấu câu đặc biệt như dấu hai chấm (:), ba chấm (...) ở giữa hay cuối câu, ba dấu hỏi (???), ba dấu chấm than (!!!), dấu câu không đúng ngữ pháp mà theo ý đồ nghệ thuật của tác giả; phân tích cách ngắt câu khơng bình thường, những câu quá dài, câu quá ngắn, câu đặc biệt...; phân tích những biện pháp tu từ về ngữ pháp như: câu hỏi tu từ, liệt kê, tăng tiến, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, đảo ngữ, tiểu đối, hô ngữ....
Qua đó, HS hiểu rằng làm bài NLVH khơng nhất thiết phải bình tồn tác phẩm, mà quan trọng là chọn lựa và chỉ ra vấn đề tiêu biểu, tâm đắc để bình, khơng đi sâu vào những chi tiết vặt vãnh làm phá vỡ chỉnh thể bài thơ. Có thể sự lựa chọn đó là ngơn từ, hình tượng hay kết cấu ngơn ngữ của văn bản… Khi bình, HS cũng học cách cân nhắc lời bình đểlượng bình lắng đọng, đảm bảo dung lượng, nêu bật trọng tâm tác phẩm. Thơng qua những lời bình cũng GV, HS dần có kinh nghiệm phát hiện những điểm sáng thẩm mỹ trong tác phẩm. Đó là những chi tiết quan trọng hơn, kết tinh cao nhất tư tưởng và tài nghệ của người nghệ sĩ. Đó là những từ ngữ đắt nhất, những cách đặt câu, sử dụng ngữ âm sáng tạo của nhà văn, là những từ lấp láy, từ tượng thanh, tượng hình và đơi khi cả những từ rất bình thường nhưng thực lại là những tín hiệu thẩm mỹ. Đó có thể là dấu câu, cách ngắt nhịp, vần điệu, thanh điệu hay các biện pháp tu từ từ vựng, tu từ cú pháp…Cũng có khi tín hiệu nghệ thuật nằm ngay ở nhan đề (Vợ nhặt,Chiếc thuyền ngoài xa…) hoặc ở các chi tiết nghệ thuật (ngọn đèn của chị Tí trong “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam; hạt bụi vàng trong “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải…), ở kết cấu tác phẩm (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, “Chí Phèo” – Nam Cao…). Những kinh nghiệm như vậy đối với HS là rất đáng quý.