Thao tác sử dụng dẫn chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 69 - 70)

2.3 Hướng dẫn họcsinh cách sử dụng các thao tác lập luận cơ bản trong bài nghị

2.3.3 Thao tác sử dụng dẫn chứng

NLVH là thể loại đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các thao tác phân tích, bình giảng, bình luận…để trình bày nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nghị luận. Muốn làm tốt thể loại này, HS phải đọc và thuộc những dẫn chứng.

Trong các giờ Đọc – hiểu, GV thường cung cấp cho HS dẫn chứng và cũng đã thực hành minh họa nhiều lần cho các em biết cách sử dụng, phân tích dẫn

chứng. GV cần có ý thức làm cho HS hiểu rằng, dẫn chứng không chỉ là những câu thơ, đoạn thơ, khổ thơ, khổ thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, thanh, thể loại…và các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình; khơng chỉ là các tình tiết, chi tiết, cách kể, cách tả, cách xây dựng nhân vật, tình huống, sự kiện…trong tác phẩm tự sự; mà còn là những câu chuyện trong sử sách, trong cuộc sống…được vận dụng làm cho điều muốn giải thích, phân tích, chứng minh thêm sáng tỏ; Dẫn chứng phải có chiều sâu (phân tích lí giải các dẫn chứng quan trọng) và có chiều rộng (số lượng, phạm vi dẫn chứng phải phù hợp); Cách nêu dẫn chứng phải theo thời gian, hoàn cảnh ra đời của dẫn chứng, theo diễn biến sự kiện, theo không gian. Nêu các dẫn chứng đơn giản đến các dẫn chứng phức tạp; Việc lựa chọn dẫn chứng cũng phải chính xác, tiêu biểu, có giá trị nội dung và nghệ thuật, phù hợp và phải được phân tích làm sáng tỏ vấn đề, nghĩa là phải trình bày những giá trị nội dung, hình thức và ý nghĩa của dẫn chứng (dẫn chứng đó có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng hay thể hiện phong cách tác giả hay diễn đạt một vấn đề tư tưởng)...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)