2.4 Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày bài nghịluận văn học qua giờ trả bài
2.4.3 Giai đoạn sau giờ trả bài làmvăn
“Phương pháp chấm cũng ít tác dụng đối với học sinh. Giáo viên chưa yêu
cầu HS tự chữa lấy những lỗi của mình trong bài làm văn, chưa chú ý cân đối đến việc khích lệ những cố gắng và chỉ ra sai sót, đến nội dung và hình thức diễn đạt trong bài của học sinh. Giáo viên chưa thực hiện đúng yêu cầu quy định làm bài vào vở (hoặc vào giấy rời thì đính lại thành tập) để giáo viên có thể theo dõi sát sự chuyển biến của học sinh qua làm bài”. Để việc trả bài thật sự đạt hiệu quả, người
GV cần quan tâm đến việc HS tự chỉnh sửa bài viết của mình. Tự chỉnh sửa là cơ hội cho HS rèn luyện, thể hiện năng lực tự phê phán, tự xem xét và tự đánh giá bởi vì trong quá trình tự chỉnh sửa, họ phải đọc lại từng dịng, từng chữ đồng thời nhìn
lại cấu trúc tổng thể của bài viết trong sự đối chiếu với yêu cầu của đề bài, chủ đề của bài viết, phân tích, tổng hợp, đánh giá, phê phán để phát huy những ưu điểm (xem xét những góp ý của bạn, học hỏi nhiều điều hay từ bạn), khắc phục những nhược điểm của bài viết (chỉnh sửa lỗi sai để khắc phục, nảy ra những ý mới hợp lý hơn, cắt bỏ những ý chưa hay). Như vậy, đồng thời hoạt động tư duy sáng tạo cũng
diễn ra trong quá trình tự chỉnh sửa. Sự chỉnh sửa này thể hiện khả năng tự nhận
thức về những giới hạn của bản thân và sự cố gắng khắc phục, vượt qua các giới hạn ấy. Kết quả tất yếu là chất lượng bài viết lại sẽ cao hơn, HS cũng thể hiện được năng lực sáng tạo của bảnthân.
Sau mỗi giờ trả bài, GV sẽ thu lại các phiếu biên tập cùng với các bản chỉnh sửa của HS để kiểm tra thái độ làm việc, mức độ sáng tạo trong làm bài của các em hoặc GV có thể linh hoạt dùng chúng thay thế việc kiểm tra miệng. Sau khi đánh giá và nhận xét các phiếu biên tập, bản chỉnh sửa, GV sẽ gửi lại những phiếu này cho HS, HS sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân thông qua những nhận xét, đánh giá của GV để những lần sau thực hiện tốt hơn. Cuối cùng các em sẽ giữ lại và kẹp vào hồ sơ học tập cá nhân. Dựa vào kẹp hồ sơ này, GV sẽ đánh giá một lần nữa vào cuối kì học, nămhọc.
Qua những tiết trả bài sáng tạo này, khơng những tâm lí coi thường giờ học bị xóa bỏ mà cịn góp phần nâng cao giá trị của một tiết học chính khố, đem đến cho HS những bài học lí thú và bổ ích về nhiều mặt. Thông qua việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, HS sẽ tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình và các em cũng cảm thấy vui vì dường như mình đang được trực tiếp tham gia vào một công việc mà xưa nay nó vốn thuộc thẩm quyền chỉ riêng của GV, hiểu được và đồng cảm với những khó khăn mà GV vấp phải. HS tự chấm bài mình, bạn bè trong lớp chấm bài cho nhau và ở đây có cuộc gặp gỡ giữa GV với HS ở những điểm số. Có thể điểm số rất quan trọng, nhưng biết đâu với HS “sự tâm phục khẩu phục” còn đáng quý hơn những điểmsố.
Quy trình trên đây đã tạo ra được một vịng trịn khép kín về đánh giá. Đối với GV, thông qua những phiếu biên tập của HS, GV sẽ đánh giá được công việc định hướng của mình đạt được ở mức độ nào để từ đó có sự điều chỉnh, rút kinh
nghiệm kịp thời, giảng dạy hiệu quả hơn. Cịn đối với HS, thơng qua giờ học trên lớp, qua thảo luận nhóm, giúp các em nắm vững quy trình làm bài hơn, có những cách nhìn nhận, tự đánh giá lẫn nhau và đánh giá cả chính bản thân mình. Một tiết học chỉ gói gọn trong khoảng thời gian 45 phút ngắn ngủi và để làm được tất cả những việc trên khơng hề đơn giản, tuy vậy, chỉ cần GV có tâm huyết thì chúng tơi nghĩ khơng có gì là khơng thể làm được.
Kết luận chƣơng 2
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp, đề xuất một số biện pháp giúp HS phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học. Việc đề xuất nhiều biện pháp để cụ thể hóa hoạt động tạo lập văn bản khơng đồng nghĩa với yêu cầu phải vận dụng tất cả mà người dạy có cơ hội lựa chọn các biện pháp tối ưu phù hợp với nội dung bài học cũng như điều kiện dạy học và khả năng nhận thức của từng lớp, từng đối tượng học sinh. Điều quan trọng nhất là những biện pháp ấy phải được người GV tâm huyết, sử dụng một cách khoa học, hợp lý để có thể phát huy tác dụng và đạt hiệu quả.