Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 96 - 107)

CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3 Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm

3.3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm

Từ số liệu thu thập được thông qua bảng thống kê cùng với những thông tin về giờ học chúng tôi thấy rằng việc áp dụng các biện pháp giúp học sinh phát huy năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học là có khả thi.

Trước thực nghiệm, số bài kiểm tra của học sinh dưới 5 điểm chiếm tới 33,62% (tương ứng với 41/122 học sinh), sau thực nghiệm, tỷ lệ này giảm còn 17,21% (tương ứng với 21/122 học sinh), giảm tới 16,41%.

Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi Tổng 2 39 50 22 9 122 1,64% 31,97% 40,98% 18,03% 7,38% 100% 0 21 55 32 14 122 0% 17,21% 45,08% 26,23% 11,48% 100% Phân loại Trước TN Sau TN Thời gian 0 10 20 30 40 50 60

Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi

Qua kết quả chúng tôi thấy rằng số học sinh có bài kiểm tra đạt loại khá, giỏi đã tăng lên, cụ thể tỷ lệ bài kiểm tra đạt điểm khá tăng từ 18,03% lên 26,23% (tăng 8,2 %), tỷ lệ bài kiểm tra đạt loại giỏi tăng từ 7,38% lên 11,48% (tăng 4,1%). Tuy mức tăng này chưa phải là cao nhưng cũng phần nào cho thấy tính hiệu quả và khả thi của những biện pháp mà chúng tơi đề xuất. Cùng với đó là tỷ lệ học sinh có điểm kiểm tra đạt loại yếu đã giảm khá mạnh từ 31,97% xuống còn 17,21% (giảm 14,76%). Đặc biệt, trước thực nghiệm có 2 bài kiểm tra đạt loại kém (chiếm 1,64%) do các em làm lạc đề, sau thực nghiệm đã khơng có học sinh nào làm lạc đề.

Tuy kết quả trên là khá khả quan nhưng đây cũng chỉ là những kết quả ban đầu, để tránh sự lý tưởng hóa chúng tơi cho rằng những biện pháp mà luận văn đề xuất vẫn cần có nhiều thời gian để thực tế kiểm nghiệm và cần sự đóng góp chân thành từ nhiều phía để trong thời gian gần nhất những biện pháp mà luận văn đề xuất thực sự là những trao đổi thiết thực, mang tính sư phạm và có giá trị thực tiễn.

Kết luận chƣơng 3

Trong quá trình thực nghiệm áp dụng các biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực tạo lập văn bản NLVH, chúng tơi thấy có nhiều khó khăn nhất định như: trình độ học sinh khơng đồng đều, học sinh có ít thời gian dành cho môn Ngữ văn, giáo viên cũng gặp khó khăn về thời gian dạy học, thiết kế hoạt động chủ yếu do phân phối chương trình chưa hợp lý…tuy vậy chúng tôi tin rằng với sự vận dụng sáng tạo, tài năng sư phạm và sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp thì những khó khăn này sẽ sớm được khắc phục để nâng cao chất lượng dạy và học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong chương trình Ngữ văn THPT, kiểu bài nghị luận văn học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, đó là thang đo để đánh giá năng lực học văn của HS trong nhà. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các trường THPT hiện nay, việc dạy và học văn nghị luận vẫn cịn nhiều nan giải, từ chương trình dạy học đến phương pháp giảng dạy của GV và cả tinh thần thái độ học tập của HS. Muốn nâng cao chất lượng dạy – học văn nghị luận ở trường THPT hiện nay nhất thiết phải có sự thay đổi đồng bộ ở cả ba yếu tố: SGK, GV và HS.

Qua việc nghiên cứu lý thuyết về tạo lập văn bản nghị luận văn học trong chương trình làm văn bậc THPT và xuất phát từ tình hình thực tiễn, chúng tơi đã mạnh dạn những giải pháp nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản NLVN và tiến hành thực nghiệm bước đầu ở trường THPT để kiếm tra, đánh giá tính hiệu quả của chúng. Những biện pháp này dựa vào các yếu tố nội tại của năng lực tạo lập văn bản (kỹ năng tìm hiểu phân tích đề, kỹ năng lập dàn ý, kỹ năng diễn đạt trình bày…). Đồng thời vì là tạo lập văn bản NLVN nên phần lớn các biện pháp dựa trên mối quan hệ tích hợp giữa tiếp nhận (Đọc – hiểu) và tạo lập văn bản (Làm văn).

Để phát triển năng lực tạo lập văn bản cho HS có thể tìm hiểu từ nhiều hướng khác nhau nhưng vì điều kiện thời gian hạn hẹp nên chúng tơi chỉ đề xuất những biện pháp mang tính đơn giản, cơ bản. Chúng tơi cho rằng nếu đi từ hướng tích hợp giữa phân mơn tiếng Việt và phân mơn Làm văn chắc chắn sẽ có những biện pháp hay và mang tính thực tiễn. Giả sử như biện pháp giúp HS phát triển năng lực lập luận, biện pháp ra hệ thống bài tập giúp HS tự nhận thấy các biện pháp tu từ thường sử dụng trong tác phẩm văn học, hệ thống bài tập giúp HS biết cách thêm ý, sắp xếp ý khi làm bài văn…nếu có điều kiện tiếp tục hồn thiện đề tài này từ những hướng vừa nêu, chúng tôi tin rằng đề tài này sẽ có nhiều đóng góp hơn nữa cho phân mơn Làm văn nói riêng và cho mơn Ngữ văn nói chung.

Lúc đầu khi thực hiện đề tài này chúng tơi băn khoăn: với thời lượng chương trình dành cho việc dạy học tạo lập văn bản NLVH ở trường THPT cịn ít như hiện nay, GV phải làm sao phân bố việc dạy lý thuyết và thực hành cho hợp lý? HS có thực sự hứng thú và tích cực rèn luyện năng lực tạo lập văn bản qua những biện pháp mà luận văn đề xuất hay không?...Thay đổi thực trạng dạy học văn ở trường

THPT không phải là việc làm một sớm một chiều, đặc biệt là dạy tạo lập văn bản NLVH – vốn là một lĩnh vực khó khăn. Vì vậy những biện pháp mà luận văn đề xuất cần được kiểm nghiệm trong thực tế một cách rộng rãi, đầy đủ và lâu dài hơn. Tuy nhiên, với những nỗ lực, cố gắng, chúng tôi mong rằng những biện pháp mà luận văn đề xuất sẽ đóng góp tích cực vào việc rèn luyện năng lực tạo lập văn bản NLVH từ đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học làm văn ở trường THPT hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các cấp quản lí

- Tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng nâng cao nhận thức và tập huấn cho cán bộ quản lí, GV, HS về rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận nói chung và NLVH nói riêng.

- Đổi mới SGK theo hướng phát triển năng lực cho HS, tăng thời lượng thực hành, chú trọng đến phát triển năng lực tạo lập văn bản cho HS THPT.

2.2. Đối với nhà trường

- Chú trọng quan tâm, khuyến khích đến cơng tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi GV để họ tích cực, tự giác nâng cao chun mơn và đổi mới phương pháp dạy học.

- Thường xuyên tổ chức các kỳ thi HS giỏi, các hoạt động sáng tác để khuyến khích HS tạo lập văn bản trong đó có văn bản NLVH.

- Để giáo dục KNS cho học sinh thì mỗi người thầy ln nỗ lực là tấm gương tốt về tư chất, đạo đức và năng lực.

Qua đề tài này, một lần nữa người viết muốn khẳng định phát triển kỹ năng tạo lập văn bản NLV H là cần thiết, đáp ứng đúng yêu cầu của thực trạng dạy học môn Ngữ văn hiện nay. Đối với luận văn này, mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng và nghiêm túc trong quá trình thực hiện đề tài, song khơng tránh khỏi có những ngộ nhận, thiếu sót do hạn chế về thời gian nghiên cứu và là vấn đề tương đối mới. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ vấn đề đưa ra bàn bạc đáng lưu tâm và có ý nghĩa thiết thực. Chúng tơi rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, của quý thầy cô để đề tài thực sự có hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá

kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT, Hà Nội.

2. Bùi Minh Tuấn (2006), “Nên khuyến khích dạng đề mở”, Văn học và tuổi trẻ, số 231.

3. Đặng Hiển (2006), Dạy văn học văn, Nxb ĐHSP, TPHCM.

4. Đỗ Kim Hồi (1984), “Rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh phổ thơng trung học”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 7.

5. Đỗ Ngọc Thống (1994), Kỹ năng lập ý cho học sinh phổ thông trung học ở loại

bài văn nghị luận văn học, Hà Nội.

6. Đỗ Ngọc Thống (1997), Làm văn từ lý thuyết đến thực hành, Nxb Giáo dục. 7. Đỗ Ngọc Thống (2001), “Đề văn nghị luận”, Văn học và tuổi trẻ, số 11.

8. Đỗ Ngọc Thống (2005), “Vẻ đẹp của văn nghị luận”, Tạp chí văn học và tuổi trẻ, số 4, 5.

9. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT, Nxb

Giáo dục.

10. Đỗ Ngọc Thống (2007), Hệ thống đề mở Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Đỗ Ngọc Thống (2007), Hệ thống đề mở Ngữ văn 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Đỗ Ngọc Thống (2012), Tài liệu chuyên văn (Tập hai), Nxb Giáo dục.

13. Đỗ Ngọc Thống (2013), Đề văn và việc rèn luyện năng lực viết sáng tạo, Hà

Nội.

14. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2008), Làm văn, Nxb Đại học sư phạm

15. Hà Bình Trị (2002), “Thực trạng dạy học Ngữ văn ở THPT”, Tạp chí Giáo dục,

số 10.

16. Hà Thúc Hoan (2006), Làm văn nghị luận lý thuyết và thực hành, Nxb Huế -

Thuận Hóa.

17. Hồng phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

18. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

20. Nguyễn Như Ý (1996),Từ điển ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục

21. Nguyễn Thu Hà (2014), “Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản phương pháp dạy học tích hợp”, Tạp

chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 30, Số 2 (2014), tr 56-64

22. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2011), Cơ sở đổi mới phương pháp dạy học, Trường ĐHSP Hà Nội- Trường ĐH Potsdam

23. Nguyễn Văn Tuấn, Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, 2010.

24. Phạm Minh Diệu (2015), “Bàn về năng lực chuyên biệt trong môn Ngữ văn ở trường phổ thơng”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam số 97 (5/2015), tr. 54-55

25. Tơn Thân (2006), “Vai trị của người giáo viên trong q trình dạy học”, Tạp chí Giáo dục, số 5.

26. Trần Khánh Đức (2013), Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mơ hình đào tạo theo

năng lực trong lĩnh vực giáo dục, Đề tài Trọng điểm ĐHQGHN, mã số: QGTĐ

27. Trần Ngọc Thêm (2006), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục 28. Trịnh Xuân Vũ, (2000), Văn chương và phương pháp giảng dạy văn chương,

Nxb ĐHGQ TPHCM.

29. Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, (2005), Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội 30. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2008), Tài liệu Hội thảo Phương pháp dạy

học Ngữ văn, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU THĂM DỊ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính gửi q thầy cơ, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn nghị luận văn học trong nhà trường, chúng tôi thực hiện đề tài “phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh THPT”, mong q thầy cơ vui lịng trả lời những câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (x) vào lựa chọn mà thầy cô cho là phù hợp nhất. Với những câu hỏi chưa có câu trả lời, thầy cơ hãy viết ngắn gọn ý kiến của mình vào phần để trống sau câu hỏi.

Về tình hình học văn Nghị luận văn học hiện nay:

Câu 1: Theo thầy cô, thời gian dành cho việc dạy học tạo lập văn bản nghị luận văn

học ở trường THPT hiện nay là:

A. Hợp lý B. Chưa hợp lý

Câu 2: Nhận xét của thầy cơ về chương trình tạo lập văn bản nghị luận văn học ở

trường THPT hiện nay?

A.Khoa học, hợp lý, ứng dụng cao B. Chưa khoa học, ứng dụng chưa cao

Câu 3: Nhận xét của thầy cô về hệ thống đề, câu hỏi rèn luyện kỹ năng tạo lập văn

bản NLVH trong SGK bậc THPT hiện nay? Số lượng:

A.Nhiều B. Vừa đủ C. Ít D. Rất ít Dạng câu hỏi, đề văn:

A. Phong phú đa dạng

B. Chỉ tập trung vào vài dạng quen thuộc

Câu 4: Thời gian để HS luyện tập tạo lập văn bản nghị luận văn học trên lớp hiện

nay là:

A.Nhiều B. Vừa đủ C. Ít D. Rất ít

Câu 5: Nhận xét của thầy cơ về các đề văn nghị luận trong SGK Ngữ văn hiện nay?

A. Sáng tạo, mới mẻ, đa dạng, cập nhật

B. Chưa cập nhật, tập trung vào vài dạng quen thuộc

Câu 6: Trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận văn học, thầy cô thường thấy HS

A. Lỗi lạc đề, lệch đề C. Lỗi chính tả B. Lỗi diễn đạt, trình bày D. Lỗi lập luận

Câu 7: HS có tiến hành đủ 4 bước (Tìm hiểu, phân tích đề; tìm ý lập dàn ý; viết bài;

kiểm tra sửa chữa) khi tạo lập văn bản nghị luận văn học không? A. Thực hiện đủ 4 bước C. Chỉ thực hiện 2 bước đầu

B. Chỉ thực hiện 3 bước đầu D. Không thực hiện bước nào

Đề xuất ý kiến:

Câu 1: Thầy cơ nghĩ như thế nào về việc tích hợp các kiến thức Làm văn, Tiếng

Việt, Đọc – hiểu văn bản trong việc rèn luyện năng lực tạo lập văn bản NLVH cho HS THPT?

....................................................................................................................................... ...........................................................................................................

Câu 2: Những biện pháp mà thầy cô đã tiến hành để tích hợp các kiến thứcLàm

văn, Tiếng Việt, Đọc – hiểu văn bản trong việc rèn luyện năng lực tạo lập văn bản NLVH cho HS THPT là:

....................................................................................................................................... ...........................................................................................................

Câu 3: Những ý kiến đề xuất của thầy cô nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Làm

văn nói chung và dạy – học tạo lập văn bản NLVH nói riêng?

....................................................................................................................................... ...........................................................................................................

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Các em thân mến, các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (x) vào lựa chọn mà các em cho là phù hợp nhất. Với những câu hỏi chưa có câu trả lời, các em hãy viết ngắn gọn ý kiến của mình vào phần để trống sau câu hỏi.

Câu 1: Nhận xét của em về các giờ dạy lý thuyết và thực hành KNLL?

Hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động B. Nhàm chán, đơn điệu

Câu 2: Trong các giờ học lý thuyết về Làm văn Nghị luận, GV thường dành khoảng

bao nhiêu thời gian để các em làm bài tập? A. 30 phút B. 15 phút

C. 5 - 10 phút D. Khơng có thời gian luyện tập

Câu 3: Ngồi bài tập SGK, GV có thường cho các em những bài tập bổ sung

để rèn luyện viết văn bản nghị luận văn học không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng

C. Rất ít khi D. Không bao giờ

Câu 4: Khi chấm bài văn nghị luận, GV thường ghi như thế nào?

A. Ghi rõ những ưu điểm và khuyết điểm của bài làm B. Chỉ ghi những khuyết điểm

C. Ghi khuyết điểm và hướng khắc phục D. Chấm điểm, không ghi lời phê

Câu 5: Trong các giờ trả bài văn nghị luận, em thấy GV thường tiến hành những

bước nào?

A. Luôn tiến hành đủ các bước theo quy định

B. Tiến hành linh hoạt, chú ý đặc thù riêng của mỗi giờ trả bài C. Tiến hành qua loa, dành thời gian để làm việc khác

Câu 6: GV có thường liên hệ giúp các em rèn luyện cách viết văn bản nghị luận văn

học trong các giờ học Tiếng Việt và Đọc – hiểu văn bản nghị luận không? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng

C. Rất ít khi D. Không bao giờ

Câu 7: Em mong muốn điều gì ở GV trong các giờ học lý thuyết và thực hành về

tạo lập văn bản NLVH?

....................................................................................................................................... .....................................................................................................

Câu 8: Em mong muốn điều gì ở GV trong các giờ trả bài Làm văn nghị luận?

......................................................................................................................... .........................................................................................................................

ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN

Đề Bài: có ý kiến cho rằng:" Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ

phóng khống,hồn hậu,lãng mạn và tài hoa- đặc biệt khi ơng viết về người lính Tây Tiến" Anh,chị hãy chọn và phân tích một đoạn thơ trích trong tác phẩm này để làm sáng tỏ nhận định trên.

Đáp án:

Mở bài: (0,5đ)

- Giới thiệu đôi nét về tác giả:

+ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ,viết văn, vẽ tranh,soạn nhạc.

+ Ở phương diện thơ ca, Quang dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khống, hồn hậu,lãng mạn và tài hoa-đặc biệt khi ơng viết về người lính Tây Tiến.

- Giới thiệu về tác phẩm Tây Tiến

Tây Tiến là bài thơ thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)