Thao tác phân tích tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 67 - 69)

2.3 Hướng dẫn họcsinh cách sử dụng các thao tác lập luận cơ bản trong bài nghị

2.3.2 Thao tác phân tích tác phẩm

Qua nhiều giờ Đọc – hiểu, GV định hình cho HS tiếp nhận cách thức phân tích TPVH. Đối với tác phẩm trữ tình: vận dụng các thao tác lập luận để làm toát lên vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bao gồm các công việc như:

- Tìm hiểu kĩ về hồn cảnh ra đời của bài thơ (Vì thơ là thể loại trữ tình, bộc lộ cảm xúc của nhà thơ trước đời sống nên hồn cảnh sáng tác đơi khi có vai trị quan trọng trong việc cắt nghĩa nội dung);

- Phát hiện mạch cảm xúc của bài thơ, mạch cảm xúc chi phối bố cục bài thơ như thế nào? Nắm vững nội dung từng phần, từng đoạn cụ thể ra sao? HS cũng biết chú ý để chọn cách phân tích cắt ngang (tức phân tích theo bố cục – các đoạn của bài thơ) hoặc bổ dọc (tức theo các ý trong bài thơ). Với cách phân tích thứ nhất, HS biết cần phải nắm chắc bố cục bài thơ, từ đó lần lượt phân tích từng đoạn cho đến

hết bài thơ. Với cách thứ hai, HS biết trước hết cần bao quát hệ thống ý (cũng có thể hiểu là những biểu hiện, diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình), sau đó tập hợp phân tích những câu thơ có cùng nội dung cảm xúc ấy;

- Đi sâu khai thác các yếu tố nghệ thuật cơ bản của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, giọng điệu…). Đặc biệt, GV cần định hình cho HS nắm chắc q trình phân tích, cảm nhận bài thơ phải theo trình tự từ nghệ thuật đến nội dung. Đây là quá trình ngược lại với quá trình sáng tác của nhà thơ, là quá trình người đọc tự “giải mã” những tín hiệu ngơn ngữ để tìm đến nội dung tư tưởng, nội dung cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm. HS sẽ tiếp nhận được cách thức phân tích các yếu tố nghệ thuật này một cách khá cụ thể qua các “mẫu” thao tác mà GV đã thực hành trong giờ Đọc – hiểu.

Đối với tác phẩm tự sự, GV cũng định hình cho HS nhận ra rằng bài NLVH thường khơng u cầu phân tích, bình luận về tồn bộ tác phẩm, mà chỉ đề cập đến một phương diện nào đó về nội dung của tác phẩm như: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo; nghệ thuật xây dựng nhân vật; một nét phong cách của tác giả qua tác phẩm… Ví dụ: Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu; Vẻ đẹp của nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” – Tơ Hồi; Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Nhất là khi phân tích các nhân vật trong tác phẩm tự sự, HS biết cách chú ý những trọng điểm như: nắm cốt truyện;phân tích nhân vật truyện (chú ý phân tích các yếu tố: lai lịch, ngọai hình, số phận, tính cách, phẩm chất …thơng qua việc phân tích ngơn ngữ, cử chỉ, hành động, thái độ, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác … ); - đánh giá nhân vật truyện (chú ý trả lời các câu hỏi: nhân vật điển hình cho lớp người nào trong xã hội? Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm? Qua nhân vật có thể hiểu gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn...).

HS cũng nắm được cách thức làm bài NLVH thông qua những “công thức” mà trong giờ Đọc – hiểu, các GV thường xuyên khái quát. Chẳng hạn: Công thức muốn làm sáng tỏ giá trị nhân đạo trong một TPVH ta cần phải làm sáng tỏ bốn

điểm: - Ước mơ (thể hiện khát vọng vươn lên, hướng đến một cuộc sống đẹp, có ích, có lợi, có ý nghĩa…);

- Lên án (phê phán, tố cáo sâu sắc những cái xấu xa, những thế lực gây ra đau khổ cho con người…);

- Trân trọng (ca ngợi những phẩm chất, vẻ đẹp tiềm ẩn của con người…); - Cảm thông (thể hiện sự yêu thương, đồng cảm với nỗi đau của những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh…). Hoặc “công thức” muốn chứng minh đặc điểm của một tác phẩm viết theo bút pháp lãng mạn, thường cần phải làm nổi bật lên bốn điểm:

- Tác phẩm lãng mạn gắn liền với cái tơi tràn đầy tình cảm, cảm xúc;

- Tác phẩm lãng mạn phát huy cao độ trí tưởng tượng, có thể đưa người đọc đến những bến bờ xa lạ, ở đó cuộc sống của con người có khả năng tốt đẹp hơn lên;

- Tác phẩm lãng mạn nhấn mạnh yếu tố phi thường, khác lạ: đã đẹp thì tuyệt đỉnh, tuyệt vời, cịn tài thì siêu nhiên, trác việt, đã dữ dội thì đến mức ghê rợn khủng khiếp; - Tác phẩm lãng mạn ưa dùng thủ pháp đối lập (chiến tranh và hịa bình, ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối, cao thượng và thấp hèn...). Hay muốn chứng minh một tác phẩm có chất sử thi cần làm sáng tỏ một số điểm như:

- Liên quan đến một cộng đồng lớn;

- Nhân vật trong tác phẩm không phải là con người của đời tư mà là con người của cộng đồng (thể hiện sức mạnh, tầm vóc của cả một cộng đồng, mang tính chất phóng đại);

- Nghệ thuật đẹp với vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ....Và còn rất nhiều “công thức” nữa mà mỗi GV nếu tinh ý đều có thể tự đúc kết ngắn gọn để giúp cho việc làm văn của HS trở nên dễ dàng, hứng thú hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)