Thực trạng kiểm tra đánh giá làmvăn nghịluận văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 44 - 47)

1.5 Thực trạng dạy học tạo lập văn bản nghịluận văn học ở trường trung học phổ

1.5.3 Thực trạng kiểm tra đánh giá làmvăn nghịluận văn học

Trên thực tế, việc ra đề văn “an toàn” là cách lựa chọn phổ biến trong quá trình giảng dạy. Mặc dù các tác giả SGK đã lưu ý GV chọn ra các đề tương tự, không nhất thiết phải là những đề trong SGK, thế nhưng các đề bài “mở” đến với HS chưa nhiều. Trong điều kiện giảng dạy của mình, GV cịn hạn chế về thời gian để chuẩn bị, đầu tư cho một đề văn hay. Đồng thời, để tiện lợi và tiết kiệm thời gian, GV thường chọn các đề ở SGK vì đa số dàn ý và các ý chính đã có hướng dẫn trong sách giáo viên cũng như trong các sách tham khảo. Đó thường là các đề thi thiên về kiểm tra tái hiện kiến thức, đáp án chỉ có những gạch đầu dịng giản đơn về nội dung mà khơng có một u cầu nào về chất văn, về những rung động xúc cảm sáng tạo của cá nhân người viết. Kiểu ra đề và đáp án như vậy đã dung túng cho kiểu học máy móc mà vẫn đạt điểm cao. HS chỉ cần sao chép lại kiến thức mà thầy cơ truyền thụ hoặc qua tài liệu có sẵn, khơng phát huy được suy nghĩ độc lập cũng không tạo điều kiện cho HS bộc lộ cảm xúc cá nhân và khả năng sáng tạo của mình. Bên cạnh việc ra đề thi giống hoàn toàn như SGK, những đề văn đơn điệu, theo cơng thức, bó trịn trong khn khổ chương trình, hạn chế khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp và các khả năng rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận thì có một xu hướng khác là ra đề thi hoàn tồn mới, khơng gắn với chương trình học, chủ yếu

kiểm tra khả năng sáng tạo của HS khá giỏi. Việc đổi mới cách ra đề thi theo hướng mở này đã khẳng định được tính ưu việt nhưng vẫn cịn khá nhiều tranh luận. Chẳng hạn đề kiểm tra nhiều khi chưa được thực hiện theo qui trình hợp lí, khơng ít đề bài có u cầu q cao hoặc thiếu chính xác về mặt khoa học, diễn đạt không rõ ràng trong sáng.Cịn khó khăn về phía HS là khơng hiểu được yêu cầu của đề, hoặc hiểu đề nhưng không thể làm sáng tỏ những yêu cầu q cao, q khó khăn đối với trình độ của mình hoặc đề làm văn chưa thực sự gợi cảm hứng sáng tạo cho các em nên đa số không tạo được hứng thú khi làm văn khiến HS vẫn thấy chán nản, áp lực khi làm bài.

Trên đây chỉ là một số biểu hiện của thực trạng dạy học tạo lập văn bản ở nhà trường THPT hiện nay. Thực trạng đó phản ánh trung thực số phận của phân mơn Làm văn trong nhà trường. Rõ ràng phương pháp dạy làm văn đã được trang bị trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm, được tập huấn trong các đợt bồi dưỡng thay SGK nhưng việc dạy Làm văn ở cấp THPT vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. GV vẫn còn tỏ ra lúng túng trong quá trình tổ chức, thiết kế giờ dạy, giải quyết việc phân tích mẫu để hình thành khái niệm, luyện tập rèn kĩ năng tạo lập văn bản cho HS... HS ngán ngại viết bài làm văn và chưa thực sự hứng thú học tập phân mơn một cách tích cực. Thực tế đó địi hỏi những người làm phương pháp như chúng ta phải nỗ lực không ngừng hơn nữa để có nhiều biện pháp trang bị cho HS kiến thức lý thuyết, kĩ năng thực hành trong hoạt động tạo lập văn bản NLVH.

Kết luận chƣơng 1

Những vấn đề lý thuyết và thực tế trên đây là cơ sở vững chắc để khẳng định việc phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học là cần thiết và có vai trị rất quan trọng trong thực tế dạy học văn hiện nay. Tuy nhiên, thực tế dạy học tạo lập văn bản NLVH ở trường THPT hiện nay còn nhiều tồn tại: về chương trình, về thực trạng giảng dạy của GV, thực trạng học tập của HS. Yêu cầu thực tiễn đặt ra trước mắt chúng ta là phải tìm được những biện pháp thực sự thiết thực, hợp lý, khoa học và phù hợp với tình hình học tập và rèn luyện năng lực tạo lập văn bản NLVH nhằm nâng cao chất lượng dạy học làm văn nói chung. Làm văn là một phân mơn khó dạy và khó học trong chương trình Ngữ văn, nội dung chương trình Làm

văn nói chung và dạy học tạo lập văn bản NLVH nói riêng trong SGK còn nhiều hạn chế, muốn khắc phục thực trạng dạy và học tạo lập văn bản NLVH như hiện nay, nhất thiết phải có sự thay đổi, đổi mới ở cả 3 yếu tố: SGK, GV và HS.

CHƢƠNG 2: HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)