1.4.1 Các nguyên tắc tạo lập văn bản nghị luận văn học
Làm văn là phân môn thực hành tổng hợp sáng tạo ở mức độ cao và khó. Vì vậy, khi xây dựng văn bản Làm văn, người viết phải biết đảm bảo, kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn giữa tính nghệ thuật, tính hình tượng, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo....của Đọc - hiểu; tính khoa học chuẩn, tính chính xác của tiếng Việt; tính quy phạm của phương pháp giáo dục; tính phong cách cá nhân...trong việc tạo lập tất cả các loại văn bản, đặc biệt là văn bản NLVH. Cụ thể người viết không thể không chú ý đến các nguyên tắc sau:
1.4.1.1 Nguyên tắc tích hợp giữa hai phân mơn gần: Đọc hiểu – Tiếng Việt
Làm văn là phân mơn mang tính chất thực hành tổng hợp nhất; là kết quả để đánh giá, nhận diện, kiểm chứng cuối cùng của cả quá trình dạy và học văn; là sự thể hiện của hệ quả khái quát nhất, tích hợp nhất trên cơ sở cả hai phân môn tiếng Việt và Đọc - hiểu văn bản. Vì vậy, người tạo lập văn bản NLVH bắt buộc phải sử dụng ngun tắc tích hợp gắn bó giữa phân môn Làm văn với các phân môn Đọc - hiểu văn bản và tiếng Việt. Mối quan hệ giữa ba phân môn này là sự thể hiện mối quan hệ biện chứng về kiến thức và kĩ năng của người viết trong một bài làm văn. Nói cách khác, những kiến thức về ngơn ngữ tiếng Việt và Đọc hiểu là những cơ sở quan trọng góp phần hình thành kĩ năng cũng như kiến thức cho người viết được thể hiện trong bài Làm văn.
Nhưng cũng cần hiểu rằng tích hợp trong Làm văn không phải một phép cộng đơn giản giữa các phân mơn nói trên. Tích hợp phải được hiểu là biểu hiện vận dụng, phối hợp, gắn bó hữu cơ hoặc hỗ trợ với nhau đắc lực của các kiến thức và kĩ năng riêng ở các cấp độ khác nhau, trên các bình diện khác nhau thuộc từng phân mơn Đọc – hiểu văn bản và tiếng Việt.
Chẳng hạn, sử dụng tiếng Việt để viết đúng các đơn vị ngơn ngữ trong một bài làm văn như: chính tả, dùng từ, giải thích ý nghĩa của từ, đặt câu, dựng đoạn; các vấn đề nội dung như: bố cục văn bản, tóm tắt văn bản, các phương tiện và biện
pháp tu từ, các dạng thức nói và viết, các kiểu văn bản, lập luận và phản bác, các kiểu phong cách... Nói rõ hơn, tiếng Việt là cơng cụ. Người viết văn sử dụng tiếng Việt thành thạo, đạt được đến một mức độ nghệ thuật nào đó thì trở thành hành văn trong tạo lập văn bản Làm văn.
Còn Đọc – hiểu văn bản và Làm văn là nội dung cũng như mục đích diễn đạt. Người viết phải biết sử dụng kiến thức và kĩ năng thuộc về phân môn Đọc hiểu để làm ngữ liệu viết bài làm văn. Bởi hệ thống tác phẩm văn học chính là một trong những hệ thống kiến thức quan trọng nhất góp phần giúp cho người làm văn có thể dựa vào đó để tạo thành các văn bản làm văn riêng của mình. Ngồi ra tác phẩm văn học là một văn bản nghệ thuật ngôn từ. Mỗi một tác phẩm mang chủ đề tư tưởng là một hệ thống hình tượng nghệ thuật và một hệ thống ngơn ngữ nghệ thuật đặc thù nhất. Vì vậy, phân mơn Làm văn có thể sử dụng các tác phẩm văn học này làm cứ liệu để diễn đạt, để hành văn. Hoặc người viết có thể vận dụng thể loại, các bài văn mẫu trong Đọc - hiểu để sử dụng chúng như những khn mẫu điển hình ở phân mơn Làm văn. Đồng thời, trước khi bước vào tạo lập các văn bản Làm văn thì người viết phải được trang bị các năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ thơng qua các giờ học Đọc - hiểu. Đó cũng chính là những kĩ năng vơ cùng cần thiết phục vụ cho quá trình Làm văn. Chưa hết, muốn tạo lập tốt các văn bản Làm văn thì bắt buộc người học phải nắm vững hệ thống kiến thức, hình thành các thái độ, năng lực, cũng như kĩ năng...của phân mơn Đọc - hiểu. Nói cách khác, việc rèn luyện hệ thống kiến thức, thái độ, năng lực, kĩ năng...của phân môn Đọc - hiểu đồng thời cũng là rèn luyện cho HS hệ thống kiến thức, thái độ, năng lực, kĩ năng...của mơn học Làm văn. Tóm lại cả đọc văn và làm văn đều có chung một cơ sở Ngữ văn. Những tri thức giúp cho việc đọc văn cũng đồng thời giúp cho việc làm văn. Chẳng hạn khi nắm vững các đơn vị hình thức tạo nên TPVH thì người đọc văn hiểu sâu hơn, có cơ sở khoa học hơn, cảm nhận về nội dung của hình tượng nghệ thuật đa dạng và phong phú hơn… Và cũng chính nhờ nắm vững các đơn vị kiến thức ấy mà việc viết bài văn phân tích, bình giá các tác phẩm văn học đúng và hay hơn. Làm văn ở đây thực chất là diễn đạt kết quả của việc đọc văn.
1.4.1.2 Nguyên tắc vận dụng tư duy logic, tư duy biện chứng của người viết trong Làm văn
Bên cạnh tư duy hình tượng, HS khi làm bài văn NLVH cần sử dụng tư duy logic, trước hết là thông qua một loạt các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, khái quát, liên tưởng. Chẳng hạn với đề văn “Có ý kiến cho
rằng: “Bài thơ Đây mùa thu tới nối tiếp nỗi buồn thu truyền thống, mặt khác thấy những nét riêng của thơ Xn Diệu: Có một cái gì trẻ trung, mới mẻ trong cái nhìn của nhà thơ về thiên nhiên”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên”. Đứng trước một đề
văn như thế này HS buộc phải vận dụng các thao tác tư duy trên mới có thể giải quyết được yêu cầu đặt ra trong đề bài. Trước hết HS phải sử dụng thao tác tư duy liên tưởng để liên tưởng đến những tác giả viết những bài thơ về mùa thu. HS sẽ tìm thấy: Tản Đà với “Cảm thu, tiễn thu”, Nguyễn Khuyến với “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”, Lưu Trọng Lư với “Tiếng thu”. Thao tác tư duy tiếp theo HS phải cần đến là phân tích, tổng hợp sự giống nhau, khác nhau trong cách diễn đạt về mùa thu trong các bài thơ thu của những nhà thơ trên. Sau đó sử dụng thao tác tư duy đối chiếu, so sánh để đi từ những cái riêng đến cái chung, để rút ra kết luận bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu nối tiếp nỗi buồn thu truyền thống và lại có cái gì trẻ trung mới mẻ trong cái nhìn về thiên nhiên của nhà thơ. Sau khi áp dụng một hệ thống các thao tác tư duy đó HS ít nhất chỉ ra được ba ý trong bài thơ “Đây mùa thu tới” nối tiếp nỗi buồn thu truyền thống đó là: Sự nuối tiếc trước vẻ đẹp tàn phai; Nỗi ám ảnh trước thời gian; Nỗi buồn, nỗi cô đơn của một tâm hồn khát khao giao cảm, được bộc lộ mạnh mẽ trong thời khắc giao mùa. Lần lượt chọn lựa, sắp xếp và giải quyết ba ý ấy theo một trình tự của tư duy logic. Tương tự như vậy HS sẽ tiếp tục làm sáng tỏ ý thứ hai của đề văn. Sau đó, để trình bày bài viết của mình HS cũng sẽ vận dụng tư duy logic để lựa chọn cách diễn đạt theo các hình thức như quy nạp, diễn dịch hay tổng – phân - hợp. Những thao tác trong khi làm bài ấy sẽ được rèn luyện trau dồi qua mỗi bài làm văn. Từ đó tự bản thân các em sẽ hình thành được những kỹ năng, kỹ xảo trong cách phát hiện tìm hiểu vấn đề, cách thức giải quyết vấn đề.
Thế giới văn chương vô cùng phong phú, mn màu sắc, để hiểu được khơng phải dễ. Chính vì vậy q trình làm những bài văn NLVH, HS cũng cần vận dụng tư duy biện chứng. Nghĩa là để giải quyết được vấn đề đặt ra trong đề bài buộc HS phải đi sâu vào bản chất của vấn đề, biết tước bỏ những cái gì là hiện tượng, khơng phản ánh bản chất. Các em biết tìm đến nguồn gốc quá trình nảy sinh, phát triển cũng như các mối liên hệ bản chất giữa các khía cạnh có liên quan đến vấn đề được đặt ra để giải quyết một cách đúng đắn, thấu đáo và sâu sắc. Chẳng hạn, trước một ý kiến như: “Tôi thấy trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945 bị đánh giá là rất độc hại vì đã đánh lạc hướng thanh niên ra khỏi con đường cách mạng đã được Đảng Cộng Sản chỉ ra từ 1930”. Nếu HS khơng có cái nhìn biện chứng, khơng biết đi sâu tìm hiểu bản chất của hiện tượng, trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945 sẽ dễ dàng đồng tình với ý kiến trên. Bằng khả năng vận dụng kiến thức văn học sử, lịch sử HS có thể phản bác ý kiến trên thơng qua một số lý do cơ bản sau: Trong hoàn cảnh Đảng Cộng Sản đang hoạt động bí mật, lý tưởng cách mạng chưa có điều kiện để đến với đa số thanh niên tiểu tư sản lúc bấy giờ. Thêm vào đó là họ mất niềm tin ở khả năng chống Pháp giành độc lập cho dân tộc. Còn thực dân Pháp ra sức nhồi nhét vào đầu óc họ tư tưởng nơ dịch, tinh thần u “mẫu quốc”, thái độ miệt thị dân tộc và văn hóa, ngơn ngữ của ơng cha. Nhưng những nhà văn nhà thơ lãng mạn 1930-1945 ấy đã từ chối. Họ đã thoát ly thực tế, thoát ly phong trào đấu tranh chính trị bằng những sáng tác thuộc trào lưu văn học lãng mạn lúc bấy giờ. Đối với họ khi ấy là một lối thốt ly trong sạch, là một nơi có thể gửi gắm tâm sự yêu nước thầm kín. Những tác phẩm của Xuân Diệu, Huy Cận, Thạch Lam, Nguyễn Tuân… lúc bấy giờ đúng là không kêu gọi chống Pháp, không tuyên truyền cách mạng nhưng không hề xưng tụng Thực dân phong kiến. Mặt khác những tác phẩm ấy cũng giúp những độc giả tiểu tư sản thêm yêu tiếng mẹ đẻ, thấy được quê hương đất nước mình là đẹp đẽ nên thơ. Như thế khơng thể nói là văn học lãng mạn 1930-1945 là đánh lạc hướng thanh niên ra khỏi con đường cách mạng. Chính họ sau này lại là những người nhiệt liệt hưởng ứng và hăng hái tham gia chống Pháp, chống Mỹ khi cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ.
1.4.1.3 Nguyên tắc vận dụng vốn sống, tư tưởng, tình cảm và nhân cách của người viết trong Làm văn
Làm văn cịn là phân mơn có điều kiện nhất để người viết có thể biểu hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vốn sống, kĩ năng, năng lực, tư tưởng, tình cảm, sự tinh tế, sự nhạy cảm, sự sáng tạo... của mình. Vì vậy, khi tạo lập các văn bản Làm văn, người viết nhất định phải biết vận dụng tối đa nguyên tắc này để bài văn mang tính hiệu quả cao nhất trong phạm vi và khả năng có thể.
Làm bài NLVH, nếu HS khơng có vốn sống thì khơng thể viết sâu sắc về những nhân vật, những cảnh, những tình huống trong truyện. Một tác phẩm khi nhà văn viết xong mới chỉ là một văn bản, văn bản ấy chỉ trở thành tác phẩm văn chương khi có bạn đọc. HS là những người đọc và việc HS làm bài văn NLVH chính là q trình thể hiện việc đồng sáng tạo cùng nhà văn. Liệu HS sẽ đồng sáng tạo với nhà văn như thế nào nếu như khơng có một vốn sống? Sức sống của bài văn được nuôi dưỡng bởi vốn sống và thái độ sống của chủ thể đối với thế giới được bàn luận trong bài viết của mình. Chỉ khi nào HS cho ý tinh tế, có quan hệ mật thiết với cuộc sống thì khi phải phân tích, bình luận, bình giảng một vấn đề mới nhìn thấy thêm được những gì chìm, nổi giữa nhân loại mà nguồn văn học đem đến với thế giới hiện thực ngoài đời. Một bài làm văn NLVH hay thì người viết phải thực sự bị lơi cuốn vào niềm căm giận, nỗi mừng vui hay cái bâng khuâng man mác gây nên từ số phận của nhân vật; màu sắc, đường nét của một hình ảnh, âm điệu réo rắt, véo von hay trầm hùng của một vần thơ, lời thơ mang lại. Như vậy qua việc viết bài làm văn, các em sẽ tích luỹ trong sự nhận thức của mình ngày một đầy đủ, sâu sắc hơn về những phẩm chất cao đẹp. Từ đó, HS sẽ biết sống, học tập, làm việc theo những điều tốt đẹp đó, để rồi tự bồi dưỡng nhận thức và phát triển nhân cách của mình. Đó cũng là một trong những mục tiêu đào tạo quan trọng của nhà trường qua mơn làm văn nói chung và kiểu bài văn NLVH nói riêng.
Trong mỗi bài làm văn NLVH, cách diễn đạt, câu cú dài ngắn, trong sáng, giản dị hay tối nghĩa, lủng củng. Cách lựa chọn hình ảnh, thái độ tình cảm, giọng văn ra sao đều thểhiện bản tính, tư chất của người viết. Đặc biệt là vấn đề lập trường tư tưởng. HS phải có chỗ đứng của người viết để nhìn nhận, đánh giá, giải quyết
vấn đề. Ta có thể nhận ra sự hạn chế trong cách hiểu về tác phẩm của HS nhưng đồng thời chúng ta cũng cảm thấy vui mừng vì HS ấy đã có những suy nghĩ riêng của cá nhân em. Biết được điều này những người thầy sẽ kịp thời động viên những nỗ lực suy nghĩ độc lập của HS, đồng thời điều chỉnh suy nghĩ còn non nớt của các em, cho các em thấy việc tìm kiếm, hưởng thụ hạnh phúc riêng tư trong khi đất nước đang bị giặc dã là không đúng tư cách của một người công dân.
Rõ ràng, chúng ta phải thừa nhận rằng: Đằng sau mỗi câu chữ là hình ảnh một con người, một nhân cách, một quan niệm sống, một thái độ sống. Và nói tác dụng của việc rèn luyện tư tưởng, lập trường, quan điểm, lối sống qua bài làm văn NLVH cũng là ở chỗ đó.
1.4.2 Các bước làm một bài văn nghị luận văn học
Nhìn chung, quá trình tạo lập văn bản bao gồm bốn giai đoạn tiếp nối nhau: định hướng, lập chương trình biểu đạt (lập dàn ý), tạo văn bản và kiểm tra, sửa chữa văn bản (bản thảo). Quy trình này được tiến hành khi người viết được yêu cầu với đề văn nghị luận cho sẵn trong nhà trường.
Ðịnh hướng: là giai đoạn người viết xem xét, phân tích đề văn, trên cơ sở đó
xác định chủ đề của bài viết, loại văn bản và hướng sưu tập tư liệu cũng như phạm vi giới hạn của tư liệu sẽ sử dụng. Trong giai đoạn này, người viết cần tiến hành cụ thể các thao tác: xem xét, phân tích đề văn cho sẵn để xác định một cách cụ thể chủ đề có liên quan; xác định loại hình văn bản. Ở bước này, người viết phải xác định rõ văn bản sẽ viết thuộc loại gì, phong cách nào; xác định hướng sưu tập tư liệu và giới hạn của phạm vi tư liệu. Tư liệu có thể sưu tập theo nhiều nguồn: báo chí, sách vở, các phương tiện phát thanh, truyền hình hay thực tế mà người viết trải nghiệm.
Lập chương trình biểu đạt: là giai đoạn người viết động não để triển khai, cụ
thể hoá chủ đề thành các mặt chủ đề bộ phận thuộc nhiều cấp độ, kết hợp với việc tập hợp tư liệu cần thiết, trên cơ sở chọn lựa, sắp xếp lại thành dàn ý của bài viết với hệ thống các ý lớn, ý nhỏ cụ thể. Ở giai đoạn này, người viết cần thực hiện cụ thể các thao tác: Ðộng não đểtriển khai chủ đề toàn thể từng bước thành các chủ đề bộ phận; Chọn lựa, sắp xếp các chủ đề bộ phận và tư liệu có liên quan thành dàn ý cụ thể. Ở giai đoạn này cần lưu ý chọn lựa và sắp xếp các chủ đề bộ phận và tư liệu có
liên quan theo một trật tự thích hợp, các ý lớn và ý nhỏ phải đảm bảo tính hệ thống và tính nhất quán.
Tạo văn bản: là giai đoạn người viết vận dụng kiến thức về từ, câu, đoạn để
lần lượt hiện thực hoá dàn ý thành văn bản (đây được xem là bản thảo). Ở giai đoạn này, người viết vận dụng tri thức về đoạn văn để lần lượt diễn đạt hệ thống các ý thành các phần, các đoạn văn cụ thể.
Kiểm tra sửa chữa bản thảo: là giai đoạn người viết đọc lại bản thảo, phát
hiện lỗi sai và sửa chữa để bài viết hoàn chỉnh hơn. Ở giai đoạn này, người viết vừa