Thao tác so sánh mở rộng vấnđề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 71 - 74)

2.3 Hướng dẫn họcsinh cách sử dụng các thao tác lập luận cơ bản trong bài nghị

2.3.5 Thao tác so sánh mở rộng vấnđề

Qua các giờ Đọc – hiểu, GV cần định hình cho HS tiếp nhận được “mẫu” thao tác so sánh mở rộng vấn đề. So sánh vốn là một thao tác cơ bản của tư duy logic, thao tác này nhằm chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của đối tượng về toàn cục hoặc một phương diện nào đó. Nếu trong Đọc – hiểu, so sánh là biện pháp có sự đối chiếu giữa

cái độc đáo của những TPVC, những hình tượng văn học khác nhau để HS cảm thụ được một cách sâu sắc nhất đối tượng mà mình đang tìm hiểu, góp phần hình thành năng lực đánh giá, cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm thì so sánh cũng là một khâu cần thiết trong tạo lập văn bản NLVH. Một mặt thao tác so sánh làm nổi bật, khắc đậm cái riêng, tính mới lạ chưa từng thấy của vấn đề, của đối tượng đang phân tích, mặt khác, nhờ mở rộng so sánh mà mạch văn bớt đơn điệu, nặng nề, trở nên thoáng, sinh động, chứng tỏ kiến thức phong phú của người làm văn.

Do vậy, thông qua các giờ Đọc – hiểu, GV cần định hướng cho HS rút ra được kinh nghiệm so sánh trong làm văn NLVH. Chẳng hạn, khi tìm hiểu cái hay cái đẹp của một TPVC, HS có thể so sánh với cái hay cái đẹp của tác phẩm khác, về nội dung và hình thức nghệ thuật. Khi so sánh về cái đẹp hình thức, có thể so sánh với bất kì tác phẩm ở thời kì nào, miễn là chúng có cùng chủ đề, đề tài, thể loại hoặc có những hình tượng nghệ thuật tương đối gần gũi nhau…Nhưng khi so sánh về cái đẹp của nội dung tác phẩm, phải thận trọng khi chọn đối tượng để so sánh, không sa vào sự khập khiễng, chủ quan. Mặt khác, khơng phải khi phân tích bất cứ nội dung nào của TPVH, bất cứ TPVH nào cũng tìm đối tượng so sánh. HS cũng hiểu được so sánh là để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của khía cạnh, phương diện mình cảm nhận chứ khơng phải để phô trương kiến thức lan man, dàn trải dẫn đến lạc hướng, lệch đề, gây cảm giác khó chịu cho người đọc và những so sánh liên hệ hay, bất ngờ sẽ đem lại sự thú vị cho người đọc, đồng thời giúp bài văn trở nên gợi cảm, vấn đề phân tích nổi bật được các góc cạnh và màu sắc của nó.

Chẳng hạn, khi Đọc – hiểu về “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), GV cần chú ý liên hệ, so sánh với “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam) để thấy được khả năng phân tích, khám phá những biến chuyển trong tâm hồn trẻ thơ của nhà văn. Nếu ở nhân vật Sơn trong “Gió lạnh đầu mùa” là những rung động tinh tế trước thời khắc chuyển mùa, là sự thương cảm khi nhìn thấy những mảng da tái xám dưới cái áo rách bươm của cô bạn nghèo (cái Hiên) thì ở Liên trong “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), đã gợi được “cái buồn của buổi chiều quê thấm vào tâm hồn ngây thơ…”. Đặc biệt nhà văn đã khắc hoạ rõ nét niềm “khao khát cháy bỏng” của Liên khi đợi chờ đoàn tàu – hoạt động cuối cùng của đêm khuya nơi phố huyện nghèo. Niềm khao khát cháy

bỏng đó chứng tỏ nhân vật trẻ thơ của Thạch Lam khơng bao giờ chịu bằng lịng với cuộc sống quẩn quanh, bế tắc mà luôn mong muốn vươn ra ánh sáng, luôn ước mong được đổi đời. Thơng qua nhân vật Liên, ta thấm thía hơn về cái nhìn nhân hậu, lòng nhân ái bao dung của Thạch Lam dành cho trẻ thơ nói riêng và những kiếp người dưới đáy cùng của xã hội nói chung.

GV cũng có thể sử dụng khá nhiều kiểu dạng so sánh trong giờ Đọc – hiểu. Xét từ góc độ thời gian, sẽ dùng so sánh đồng đại và so sánh lịch đại. Xét từ bản chất đối tượng, sẽ dùng so sánh đối dạng và so sánh đồng dạng. Để rồi HS hiểu được cách so sánh lịch đại là đặt đối tượng phân tích, bàn luận (từ ngữ, hình ảnh, chi tiết…) trong tiến trình thời gian, liên hệ so sánh cách thể hiện nó trong văn chương các thời kì trước hoặc sau đó. Chẳng hạn, so sánh tình cảm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh với trong thơ cổ điển, hình ảnh cánh chim, chịm mây trong bài thơ “Mộ” (Chiều tối) với thơ Lý Bạch hay Truyện Kiều. Chẳng hạn khẳng định con đường thức tỉnh đến với cách mạng, với tương lai tươi sáng của người phụ nữ lao động miền núi khi phân tích nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ) trong sự so sánh với nhân vật chị Dậu (Tắt đèn). Còn so sánh đồng đại là so sánh, liên hệ đối tượng đang phân tích, vấn đề đang bàn luận trong tác phẩm ấy với trong những tác phẩm khác ra đời cùng một thời kì. Biện pháp so sánh này có tác dụng khẳng định vẻ độc đáo, “tính riêng” của đối tượng, vấn đề. Như khi phân tích cảm hứng về quê hương đất nước trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, GV có thể so sánh với cảm hứng của Hồng Cầm lúc viết “Bên kia sơng Đuống”, của Tố Hữu lúc viết “Việt Bắc”. Cũng bộc lộ lòng căm hờn trước lũ giặc giày xéo quê hương đất nước, cũng nói lên niềm tự hào với quê hương đất nước đẹp giàu nhưng mỗi nhà thơ thiên về một sắc thái cảm hứng, có bút pháp thể hiện khác nhau. HS cũng nắm được, ngược với so sánh đồng dạng là so sánh đối dạng, là tìm cái trái ngược, đối lập về bản chất với đối tượng đang phân tích, bàn luận, chỉ ra sự tương phản giữa hai phía để khẳng định cái hay, cái đẹp của đối tượng...

Tóm lại, theo quan niệm hiện nay, dạy Đọc – hiểu trong nhà trường là dạy HS tiếp nhận các kiểu văn bản; dạy học làm văn là dạy HS tạo lập văn bản. Thực tế cho thấy hai hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản có mối quan hệ chặt chẽ và gắn

bó với nhau trong suốt q trình dạy học văn. Dạy học tiếp nhận cung cấp cho HS phương pháp, cách thức, kĩ năng giải mã văn bản; đồng thời những văn bản được giải mã, đến lượt mình, sẽ trở thành “mẫu” tiêu biểu để hướng dẫn HS tạo lập những văn bản tương ứng. Ngược lại, dạy học tạo lập văn bản cung cấp phương pháp, cách thức, kĩ năng mã hóa văn bản; đồng thời qua việc tự mình tạo lập văn bản, HS sẽ hiểu rõ hơn về công việc giải mã những văn bản tương ứng.... Biện pháp định hình các “mẫu” tạo lập văn bản NLVH qua giờ Đọc – hiểu đi từ mối quan hệ giữa tiếp nhận văn bản (Đọc – hiểu) và tạo lập văn bản (Làm văn). Các giờ đọc – hiểu sẽ có vai trị như những “mẫu” chuẩn mực để giúp rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho HS về: thao tác chia đối tượng ra thành các khía cạnh; cách thức phân tích TPVH; sử dụng dẫn chứng; sử dụng lời bình; so sánh mở rộng vấn đề. Thông qua các “mẫu” thao tác tạo lập văn bản NLVH đã được GV nhiều lần thực hành, HS tiếp nhận các “mẫu” này, dần dần định hình được cho mình các thao tác cơ bản trong làm văn NLVH. Đồng thời, giúp cho khâu phân tích đề và lập dàn ý được diễn ra nhanh và đúng theo yêu cầu của đề mỗi bài nghị luận văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông. (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)