1.5 Thực trạng dạy học tạo lập văn bản nghịluận văn học ở trường trung học phổ
1.5.2 Thực trạng học làm bài nghịluận văn học
Trong những năm trở lại đây, cùng với những thuận lợi mà công cuộc đổi mới SGK đem lại thì vị trí của HS cũng có sự thay đổi. HS khơng cịn là người thụ động tiếp nhận kiến thức, HS được đặt ở trung tâm của hoạt động giáo dục, được quyền chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức, được tự do sáng tạo mà ít chịu sự áp đặt của GV như trước. Nhờ vậy, hoạt động học tập của HS đã có những điểm mới, tình trạng sao chép, học đối phó, học vì điểm đã hạn chế phần nào.
Tuy nhiên, những điểm tích cực và những cố gắng kể trên chưa phải là tất cả. Trong khi phần lớn HS bị lơi cuốn vào văn hóa nghe nhìn thì việc đọc tác phẩm hầu như bị xem nhẹ. Kết quả cho thấy việc nắm bắt tác phẩm văn học trong chương trình của HS cịn rất hời hợt. Các em không nắm bắt tác phẩm, không chịu thâm nhập vào thế giới nghệ thuật đa dạng, sinh động do nhà văn tạo ra nên khơng thể có được sự lay động tình cảm và cảm xúc tự thân.
Hơn thế, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là việc HS thiếu kĩ năng và phương pháp làm văn nghị luận. Chẳng hạn nhiều HS viết bài phân tích, cảm nhận TPVC thường hay có khuynh hướng diễn xi nội dung bài thơ hoặc cốt truyện một cách đơn giản. Tức là HS viết những điều mà ai cũng thấy hoặc những điều có sẵn hay HS có xu hướng tách rời nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Có nghĩa là
người viết không hề chỉ ra mối quan hệ thống nhất, hữu cơ, sự gắn bó mật thiết giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thơng thường nhất là HS hay nói kĩ các nội dung trước và sau đó đến gần cuối bài văn các em mới nói sơ sài, qua loa một số biểu hiện nghệ thuật chung chung mà bài văn nào cũng có thể lắp ghép vào được. Một số HS cũng có chỉ ra được một số nghệ thuật nổi bật nhất của TPVH, nhưng các em khơng phân tích được giá trị của những hình thức này trong việc biểu thị giá trị nội dung. Có nghĩa là các em nói nghệ thuật chỉ là nói giá trị nghệ thuật mà thôi. Một số HS cũng thường hay suy diễn một cách bừa bãi ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật. Vì khơng nắm được bản chất của việc đang làm thế nên các em đã tạo nên một sự gượng ép giả tạo cho bài văn của mình. Nói như Đỗ Kim Hồi “Một tình trạng phố biến như trên tất yếu dẫn đến hậu quả là HS phải coi những điều được học về văn nghị luận là một thứ trật tự cứng nhắc, là những niêm luật mới của trường ốc, những giáo điều mà các em phải cố nhớ, phải miễn cưỡng tuân theo, chứ không thể hiểu....Nên với các em HS, khi được hỏi về việc học tập làm văn theo lý thuyết hiện hành, thường nói đến cảm giác như mơ hồ, máy móc, gây túng lúng, làm cho các em khơng nắm vững được bản chất của việc mình làm, khơng trả lời được câu hỏi tại sao như thế...”
Ngồi ra, có thể thấy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp nguồn kiến thức để giải quyết một tình huống, một vấn đề cụ thể của HS cịn rất kém. Khi viết bài văn, các em dường như chỉ nhìn thấy cây mà khơng nhìn thấy rừng, khơng thấy mối quan hệ khăng khít của các loại kiến thức trong một bài làm văn. Đứng trước một đề văn, HS chỉ nhận ra bề nổi của yêu cầu và tập trung vào bài viết bằng nguồn kiến thức đơn lẻ, riêng rẽ. Và thực tế là dù có một số em HS đã học tốt phần Văn, Tiếng Việt nhưng các em vẫn rất yếu về năng lực và kĩ năng tạo lập văn bản. Vì vậy kết quả bài làm khơng đạt được như mong muốn.
Có thể tìm ra những nhược điểm của tình hình dạy học văn trên đây qua những ý kiến trao đổi tại các cuộc Hội thảo trên phương tiện truyền thông. Chung qui, thực trạng dạy học văn vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của lối dạy học truyền thống, vẫn cịn nặng tính áp đặt lên người học, chưa thực sự tạo điều kiện tối ưu cho
chủ thể HS phát huy vai trò chủ động sáng tạo của mình, nhất là chưa khuyến khích để HS tự bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc một cách độc lập.
Nguyên nhân cốt lõi của những thực trạng ấy vẫn là do thầy và trị học văn để đối phó với thi cử. Từ những năm học cấp I, cấp II, HS đã quen học thuộc lòng bài văn mẫu, hiếm có GV nào có “con mắt xanh” cho HS điểm cao vì bài viết “sáng tạo”. Lên đến cấp III, áp lực thi tốt nghiệp lớp 12 càng đè nặng. Từ đầu năm học, các em đã được phát đề cương mơn Văn để “học thuộc lịng như cháo”, để chỉ cần viết đủ ý cũng đạt điểm trung bình. Vì vậy, việc HS khơng có nhu cầu và khả năng sáng tạo cũng là một điều dễ hiểu.
Như vậy ta thấy, dù GV đã chủ động thay đổi phương pháp đối với phân mơn Làm văn nhưng chúng vẫn chưa có tác động tích cực mấy đến HS. Ngay đến bộ phận HS khá, giỏi văn vẫn chịu sức ì của lối học thuộc, sao chép, đối phó.