tập kỹ năng phân tích đề bằng hệ thống đề mở
2.1.1 Khái niệm đề mở
Có thể hiểu đề mở là loại câu hỏi chỉ nêu ra yêu cầu về nội dung hay đề tài cần bàn bạc, phân tích, khơng nhất thiết có yêu cầu về thao tác nghị luận hay phương thức biểu đạt cũng như phạm vi tư liệu, đòi hỏi người trả lời phải lựa chọn cách trình bày phù hợp, sáng tạo và có sức thuyết phục cao. Theo PGS – TS Đỗ Ngọc Thống nội dung của câu hỏi mở “chỉ nêu ra vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài để viết văn bản tự sự, miêu tả..., không nêu mệnh lệnh cụ thể về thao tác lập luận như kiểu: hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích... hoặc về phương thức biểu đạt như: hãy kể, hãy tả, hãy phát biểu cảm nghĩ,...". Cũng có dạng câu hỏi mở, đề mở theo hướng nêu ra một gợi dẫn, HS sẽ tiếp tục phát triển theo các mạch cảm nhận và suy nghĩ riêng của mỗi cá nhân. Đề mở khác với loại đề theo truyền thống, thường khơng có đầy đủ các yếu tố như: lời dẫn, yêu cầu về thao tác cụ thể, nguồn tư liệu cần huy động; đề mở thường chỉ định hướng nội dung của bài viết. Đề mở cịn có thể được thể hiện ở những câu hỏi mở, những câu hỏi có thể chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là HS bộc lộ được nhận thức và lập luận lơ gích trong q trình đi đến câu trả lời.
2.1.2 Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đề mở
Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, “phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề”. Phân tích đề là cơ sở cho việc tìm ý và xây dựng hệ thống ý lớn cho bài viết, là kỹ năng đầu tiên cần rèn luyện nếu muốn phát triển năng lực tạo lập văn bản. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu và giảng dạy, chúng tơi thấy rằng nhiều học sinh, nhất là những học sinh chưa có nhiều kinh nghiệm thường mới đọc qua đề, chưa cần tìm hiểu, phân tích đã vội vã viết ngay, làm ngay, nhớ gì, gặp gì viết nấy dẫn đến tình trạng thừa ý, thậm chí lạc đề. Trong khi đó, mỗi đề văn, nhất là đề văn hay, ngồi những yêu cầu bình thường, thường chứa đựng những ẩn ý sâu xa mà chỉ có HS chịu khó tìm hiểu, tư duy mới
có thể phát hiện và đáp ứng được. Dẫn đến thực trạng này, theo chúng tơi có 2 ngun nhân chính sau:
- Thứ nhất là do trong q trình học tập trên lớp, học sinh khơng được tiếp xúc với đề văn NLVH và rèn luyện kỹ năng phân tích đề một cách thường xuyên. Hoạt động này chủ yếu chỉ diễn ra ở những tiết Làm văn, giáo viên chưa kết hợp hoạt động này trong những giờ học khác.
- Thứ hai là do hệ thống đề văn trong SGK cịn tương đối ít và chưa đa dạng về kiểu đề. Trong luận án Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Văn học, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương đã nhận xét: “nhiều câu hỏi chỉ dừng lại ở dạng tái hiện, số lượng câu hỏi sáng tạo chưa nhiều…, học sinh ở nhà do chưa có nhiều thời gian suy nghĩ, hơn nữa lại có thể tham khảo nhiều tài liệu hướng dẫn ngồi, vì thế rất cần quan tâm đến loại câu hỏi sáng tạo, buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tịi trước khi đến lớp, tránh tình trạng các em chỉ cần xem sách giáo khoa và trả lời một cách quá dễ dàng”. Thực tế cho thấy, trong quá trình học văn, đa phần các em học sinh hiện nay thường cảm thấy lúng túng khi với cùng một vấn đề, nhưng với cách hỏi khác các em thường không hiểu hoặc hiểu sai, không biết cách triển khai bài viết như thế nào. Để khắc phục tình trạng này đồng thời tăng cường rèn luyện kỹ năng phân tích đề cho học sinh, trong q trình giảng dạy, đặc biệt là trong các tiết đọc – hiểu văn bản văn học, ngoài hệ thống đề trong sách giáo khoa, GV cần cung cấp cho HS những đề bài có nội dung yêu cầu tương tự nhưng với cách diễn đạt khác và cố gắng đưa ra những để có thể có từ nội dung chính của tác phẩm.GV cần ra nhiều dạng đề, bài tập theo định hướng mở, tạo ra những “bước đệm” để HS quen dần với cách dạy học mới, thích ứng với những đề kiểm tra và cách đánh giá mới, từ đó sẽ có thể tiếp nhận dễ dàng, không bỡ ngỡ trước những đề văn mới, hơn thế cịn thích thú với những đề văn này. Bởi “Đề mở không phải là loại đề dễ làm hơn so với đề ra lệnh,
mà phần nào cịn khơ hơn, vì bản thân sự lựa chọn là khó hơn việc khơng cần lựa chọn gì cả, cứ làm theo lệnh, chỉ đâu đánh đó. Đối với học sinh quen học thụ động thì khi tự mình lựa chọn là cảm thấy khó. Cho nên đề mở địi hỏi học sinh phải vượt qua tính thụ động của mình trong làm văn, và khi đã quen thì học sinh sẽ trở nên một con người khác, luôn luôn chủ động”
Xây dựng hệ thống đề mở bổ sung SGK sẽ khắc phụ được 2 nguyên nhân trên đồng thời đề kiểm tra theo hướng mở có vai trị tích cực trong việc đánh giá quá trình phát triển năng lực của HS. Đề thi, kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng mở gián tiếp thúc đẩy hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Điều này có thể thấy rõ qua việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa PPDH và kiểm tra đánh giá. Nếu đề thi đóng kín tất yếu chỉ cần áp dụng PPDH truyền thống là đủ cung cấp cho HS tri thức để kiểm tra, thi cử. Như thế có nghĩa nếu chưa thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá thì chưa đổi mới được PPDH một cách đáng kể. Đề thi, kiểm tra theo hướng mở sẽ góp phần quan trọng khắc phục tình trạng cũ kĩ về PPDH và kiểm tra đánh giá. Khi chúng ta có đề mở, đề địi hỏi HS phải có nhiều năng lực chung và chuyên biệt mới có thể giải quyết được thì tất yếu người GV không thể dạy theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều. GV phải bắt đầu dạy từ kỹ năng, năng lực cho HS. GV dạy một, HS phải áp dụng được vào tất cả những tình huống tương tự hoặc phức tạp hơn. Đề thi theo hướng mở tham gia trực tiếp vào việc hình thành, củng cố các năng lực cho người học. Bởi vì, để giải quyết được tất cả các nhiệm vụ của một đề thi, một bài kiểm tra theo hướng mở, đòi hỏi HS phải được trang bị nhiều kỹ năng, năng lực. Đồng thời, khi giải quyết đề kiểm tra theo hướng mở, HS có cơ hội bộc lộ mọi phẩm chất tốt đẹp và cả những sai trái, lệch lạc về tư tưởng; từ đó, GV có hướng điều chỉnh kịp thời. Với lối kiểm tra máy móc, HS có thể khơng thể hiện đúng phẩm chất, thậm chí giả dối về phẩm chất, tư tưởng và người dạy cũng khó nắm bắt hết thực tế đó để tác động, giúp HS hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết.
2.1.3 Nguyên tắc xây dựng đề mở
Ở luận văn này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu và đề xuất phương pháp xây dựng đề mở, đề làm rõ vấn đề này cần một cơng trình nghiên cứu riêng biệt và kỹ lưỡng. Tuy vậy, đây là một biện pháp không thể thiếu khi rèn luyện kỹ năng phân tích đề cho HS – một kỹ năng quan trọng để phát triển năng lực tạo lập văn bản NLVH, do đó chúng tơi cũng đề xuất những nguyên tắc cơ bản, khái quát khi xây dựng đề mở như sau:
Nguyên tắc này yêu cầu hệ thống đề mở nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích đề cho HS phải vừa sức của các em. Vừa sức ở đây được hiểu là đề văn được đưa ra khơng q khó mà cũng khơng q dễ đối với học sinh. Căn cứ vào đặc điểm bài học, vào trình độ học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi lớp, mỗi trường, mỗi địa phương cụ thể để xây dựng hệ thống đề tương ứng tạo được sự hứng thú cho HS khi rèn luyện.
Đổi mới đề thi, đề kiểm tra đánh giá là cần thiết song phải dựa trên cơ sở thực tế của việc dạy học môn Ngữ văn. Việc xây đựng đề mở cần phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng dạy học khác nhau. Tránh tình trạng dạy một đằng, thi một nẻo, chưa phải HS nào cũng sẵn sàng với những thay đổi, do tâm lí lo sợ đề khó, do lười suy nghĩ, chưa chủ động, sáng tạo. Do đó, đề thi đổi mới cần phù hợp với từng đối tượng; nếu HS có trình độ, khả năng vừa phải, nên chăng ta cần thay đổi từ từ, kết hợp đề truyền thống với đề mở. Mọi sự thay đổi cần tính đến hiệu quả thực chất, tránh hình thức bề ngồi hay gượng ép; có như vậy kết quả học tập của HS mới phản ánh đúng chất lượng. Việc sử dụng đề mở là một việc làm cần thiết, cần được duy trì và chuẩn hóa để đổi mới giáo dục tuy nhiên tránh tình trạng GV đặt ra những câu hỏi, những đề thi quái gở chỉ đề thỏa mãn sự “mới lạ” so với trước đây.
2.1.2.2 Hệ thống đề mở phải mang tính sáng tạo
Đề thi sáng tạo được hiểu theo nghĩa đổi mới phải tích cực, kế thừa mặt ưu việt của cái đã có và cải tạo những tồn tại, đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. Đề thi khơng đi theo lối mịn của đề cũ (phải có đầy đủ các phần dẫn dắt vấn đề, nêu nội dung nghị luận và qui định phạm vi tư liệu). Loại đề này tuy rõ ràng nhưng lại cản trở sự sáng tạo, tự do lựa chọn theo sở trường của người học, họ bị “đóng khung” trong những phạm vi cố định. Đề thi sáng tạo cần đảm bảo vừa kích thích tư duy độc lập ở người học vừa hướng họ đề xuất những ý kiến cá nhân; từ đó người học khơng chỉ bộc lộ những năng lực cần có mà cịn phần nào thể hiện những phẩm chất tốt hay những lệch lạc nào đó về tư tưởng, cách nghĩ. Khi áp dụng đề thi sáng tạo thì đáp án chấm cũng cần mang tính sáng tạo, điều này được hiểu đáp án phải dễ vận dụng với nhiều đối tượng HS và có một “khoảng rộng” để người chấm linh hoạt trong đánh giá từng bài kiểm tra cụ thể. Đáp án chấm mở khơng bó
hẹp phạm vi sáng tạo ở người học cũng như giúp người chấm dễ “đo” trình độ, năng lực của người học; đồng thời, đáp án mở cịn cần tương thích với trình độ người học ở những địa phương và vùng miền khác nhau.
2.1.2.3 Đề mở phải phát huy được những năng lực vốn có của người học
Ở lứa tuổi HS THPT các em đã bắt đầu có những suy nghĩ tương đối phong phú về nhiều mặt của đời sống xã hội, nhiều ý kiến phát biểu của các em trong các bài thi nghị luận xã hội khiến người lớn phải ngỡ ngàng, chưa dám nghĩ tới. Hệ thống đề mở cần phải giúp cho học sinh bộc lộ hiểu biết, chính kiến của các em trước những vấn đề của cuộc sống. HS phải chịu khó động não, tư duy, tổ chức lại kiến thức, nhìn rộng ra các vấn đề của đời sống, thay vì chỉ đóng khung thuần túy với những tri thức, kĩ năng nhà trường cung cấp. Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực có nghĩa là đánh giá khả năng biết làm một cách độc lập, sáng tạo, có ý thức từ những kiến thức đã biết, những kĩ năng đã được vận dụng thuần thục. Vậy vấn đề đặt ra là phải vừa khắc phục những thói quen khơng tích cực của HS trong làm bài, thi cử, vừa phát huy được những tri thức, kĩ năng các em đã được trang bị.
2.1.4 Cách sử dụng đề mở để phát triển kỹ năng phân tích đề văn nghị luận văn học cho học sinh học cho học sinh
Việc đưa ra các dạng đề NLVH ngồi SGK theo chúng tơi có thể tiến hành trong tất cả các tiết học ở các phân môn của môn Ngữ Văn nhưng hiệu quả hơn cả là ở tiết Đọc – hiểu văn bản và tiết Làm văn. Bởi đây là hai giờ học mà HS có thể tích lũy kiến thức sử dụng trong bài NLVH một cách trực tiếp nhất. Việc cho hướng dẫn cho HS làm quen với dạng đề mở có thể được tiến hành ở phần củng cố và dặn dò trong tiết Đọc – hiểu văn bản hoặc phần luyện tập hay lấy vị dụ trong tiết dạy lý thuyết Làm văn. Trên thực tế, giai đoạn giao nhiệm vụ về nhà cho HS trongthiết kế hoạt động dạy – học, thường được ghi bằng cụm từ “dặn dò” và thể hiện bằng một dòng ngắn ngủi: về nhà học bài và soạn bài tiếp theo. Đa số GV vẫn chưa đánh giá được tầm quan trọng của giai đoạn tự học ở nhà của HS trong quá trình dạy học, cho nên họ phân bố thời gian không hợp lý giữa các giai đoạn trong một tiết học. Học bài như thế nào, cần làm gì thêm ngồi việc trả lời những câu hỏi trong SGK, soạn bài mới cần chú ý những điểm gì, đọc thêm cái gì, liên hệ thực tế ra sao…hầu
như khơng được GV hướng dẫn rõ ràng. Từ đó, dẫn đến hiện tượng HS về nhà học bài và chuẩn bị bài theo lối mòn xưa nay: sao chép từ SGK, sách học tốt, sách giải bài tập, vở cũ của HS những năm trước đó…là điều khơng thể tránh khỏi. Nói theo lí luận dạy học, như thế hầu như khơng có sự chỉ đạo của thầy đối với việc học ngoài trường của HS. Trong khi đó, nếu làm tốt cơng việc giao nhiệm vụ về nhà, khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Khi cung cấp đề cho HS, GV hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích đề theo các bước sau:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề.
- Bước 2: Gạch chân các từ ngữ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề). chú ý từng từ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ nhữ, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu, đoạn. Chia vế, ngăn đoạn, tìm hiểu mối tương quan giữa các vế: song song, chính phụ, nhân quả, tăng tiến, đối lập...Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng cần thường xuyên cung cấp ý nghĩa của những từ ngữ thường xuất hiện trong đề văn để thuận tiện cho việc nhận diện, phân tích đề của học sinh, ví dụ như các từ mang tính chất yêu cầu: phân tích, nêu suy nghĩ, cảm nhận, bình giảng…các thuật ngữ văn học như: giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn…khi nắm vững các khái niệm, thuật ngữ này, HS sẽ không bị lúng túng, lạ lẫm và việc khoanh vùng kiến thức sẽ diễn ra nhanh chóng.
- Bước 3: Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề bằng cách lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Vấn đề trọng tâm (đề tài) cần làm nổi bật ở bài viết là gì? + Đề văn yêu cầu yêu cầu viết bài thuộc kiểu văn bản nào? (thuộc đề văn học sử, phân tích, cảm thụ tác phẩm hay lý luận văn học)
+ Đề bài yêu cầu vận dụng các thao tác nghị luận nào? Yêu cầu của văn nghị luận là thuyết phục được người đọc, người nghe, do đó người viết có thể vận dụng mọi thao tác, con đường để đi đến mục đích chính như giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh… tuy nhiên cần xác định được đâu là thao tác trọng tâm của bài viết.
+ Phạm vi kiến thức cần huy động và làm sáng tỏ ở đề bài là gì, về kiến thức văn học sử, lý luận văn học, về tác giả hay kiến thức đời sống, kinh nghiệm của bản
thân… GV định hướng cho HS đâu là kiến thức trọng tâm. Kiến thức trong bài cần đa dạng, phong phú, nhưng cũng cần tiêu biểu, tránh lan man, không rõ trọng tâm.
Trước hết, GV hướng dẫn HS cách tự học bằng cách cung cấp đề văn đối với từng văn bản.
Ví dụ: với tác phẩm “Hai đứa trẻ”, GV có thể hướng dẫn HS ơn tập qua các đề sau: a, Bức tranh đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn “Hai đứa