.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 40)

thành sứ mạng cung cấp cho đất nước, cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, có đức, có tâm, có tài để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2.3.4. Vai trò của quản lý sinh viên trong việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

Một trong những nội dung quan trọng của công tác SV là tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp và việc làm cho SV. Hoạt động này cần phải được thực hiện ngay từ khi SV mới bước chân vào trường đại học, để họ vững tin vào sự lựa chọn ngành học của mình; xác định được mục tiêu, kế hoạch học tập của bản thân và có sự chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học đại học

Trên thực tế, hoạt động của bất kỳ tổ chức nào cũng luôn chịu những ảnh hưởng nhất định từ các yếu tố bên trong và ngoài đơn vị.

1.2.4.1. Yếu tố bên ngoài

Trước hết, QLSV chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhà trường như các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và điều kiện

31

kinh tế - xã hội của đất nước; xu thế hội nhập quốc tế và xu thế đổi mới của giáo dục đại học.

 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu phát triển đất nước là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”. Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục là “Phát triển giáo dục – đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Trong thực tế những năm gần đây, Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về giáo dục bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn; chính sách về học phí; chính sách đổi mới giáo dục tồn diện; chính sách đối với giáo viên và người học; chính sách cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục... cũng tạo điều kiện thuận lợi cho SV có điều kiện học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và cả cộng đồng cùng tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt đối với cơng tác quản lý sinh viên, các chính sách về học phí, học bổng, tín dụng đào tạo, hỗ trợ việc làm, khuyến khích SV học tập, NCKH và tham gia hoạt động xã hội... đã có tác động tích cực đến SV cũng như việc quản lý sinh viên tại các trường ĐH, CĐ.

Bên cạnh những thuận lợi trong việc nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thì cơng tác giáo dục và đào tạo nói chung cũng như cơng tác QLSV nói riêng cũng chịu những ảnh hưởng do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và sự tiến bộ về văn hóa xã hội, sự cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục và đào tạo phát triển nhưng cũng có những tác động trái chiều. Kinh tế phát triển cũng kéo theo việc nảy TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

32

sinh những mặt trái như tệ nạn cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm... và những ảnh hưởng do công nghệ hiện đại (nạn chơi game, sống ảo quá mức kiểm soát) làm ảnh hưởng đến bản thân SV và mối quan hệ giữa SV với gia đình, bạn bè và cộng đồng dẫn đến xu hướng sống hưởng thụ, biệt lập, chỉ biết mình cùng với những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn khác. Chính vì vậy cơng tác quản lý sinh viên cần hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực để SV tập trung học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục tiêu chung của giáo dục.

 Xu thế hội nhập quốc tế

Ngày nay, trong xu thế tồn cầu hóa, thế giới ngày càng “phẳng” thì giáo dục đại học ngày càng trở nên quan trọng và tất yếu phải gắn liền với hội nhập quốc tế. Trong giáo dục, hội nhập quốc tế đặt ra các vấn đề về chất lượng đào tạo, cạnh tranh gắn liền với hợp tác. Hội nhập quốc tế đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải xây dựng những chương trình có tính quốc tế; chất lượng đào tạo phải được nâng cao, gắn với phát triển trình độ ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh và lưu ý đến vấn đề văn hóa trong q trình hội nhập. Những u cầu này cũng đòi hỏi các trường đại học phải vừa hồn thiện, vừa khơng ngừng đổi mới trong công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu, sứ mạng của nhà trường và phù hợp với xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

 Xu thế đổi mới của giáo dục đại học

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ một trong những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới là “Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và cơng nghệ tiên tiến của thế giới”. Để thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đó khơng những địi hỏi các trường đại học phải đổi mới chương trình giáo dục; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học mà cịn phải đổi mới cách thức quản lý sinh viên cho phù hợp.

33

Bên cạnh đó, giáo dục đại học của Việt Nam cũng phải đổi mới để theo kịp với xu thế giáo dục của thế giới, trong đó xu thế đào tạo theo tín chỉ có ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý giáo dục của Việt Nam. Đối với những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, hình thức đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng rộng rãi từ những năm đầu của thế kỷ 20. Ở Việt Nam, hình thức đào tạo theo tín chỉ bắt đầu từ năm 1993 nhưng mới chỉ thực sự được quan tâm nhiều trong vài năm gần đây khi việc chuyển đổi trở thành bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đại học. Đào tạo theo tín chỉ được xem là hình thức đào tạo tiên tiến nhất hiện đang được áp dụng ở nhiều trường đại học trên thế giới. Theo hình thức đào tạo này, người học sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức cũng như xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập phù hợp với nhu cầu của bản thân, đồng thời phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV. Điều này đòi hỏi SV phải tự giác, chủ động, nghiêm túc trong việc tự học, tự nghiên cứu của mình; coi những giờ tự học, những buổi chuẩn bị là một phần của mơn học. Về phía giảng viên, cần thiết kế chương trình ngồi giờ lên lớp cho SV, sẵn sàng giải đáp thắc mắc khi SV cần. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần có biện pháp quản lý giờ tự học, tự nghiên cứu của SV thơng qua đánh giá kết quả trong suốt q trình học tập. Khi thực hiện đào tạo theo tín chỉ, vai trò của cố vấn học tập (CVHT) trở nên quan trọng (thay thế giáo viên chủ nhiệm trong đào tạo niên chế trước đây). Quản lý sinh viên cần gắn với quản lý CVHT để phát huy vai trò của CVHT trong việc tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên trong học tập, NCKH và định hướng nghề nghiệp.

1.2.4.2. Yếu tố bên trong

Bên cạnh những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến QLSV ở các trường đại học thì chất lượng đào tạo và định hướng phát triển của nhà trường; đặc điểm của sinh viên; đội ngũ lãnh đạo và cán bộ làm công tác quản lý sinh viên và các tổ chức đoàn, hội trong nhà trường là những yếu tố bên trong đơn vị có ảnh hưởng đến hoạt động QLSV ở các trường đại học.

 Chất lượng đào tạo và định hướng phát triển của nhà trường

Quản lý sinh viên là một trong những bộ phận quản lý trọng tâm, chủ yếu của nhà trường, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho SV TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

34

trong quá trình tổ chức đào tạo ở các trường đại học. Khi mục tiêu của QLSV hướng vào mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và hướng tới hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho SV thì sẽ tạo ra đội ngũ người lao động tự chủ, sáng tạo, có đạo đức, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của đất nước và của xã hội. Khi mục tiêu đào tạo, chất lượng đào tạo được nâng lên sẽ giúp cho công tác QLSV hiệu quả hơn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Mặt khác, làm tốt công tác QLSV sẽ giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của SV tốt hơn, phong phú hơn từ đó SV có động lực học tập, nâng cao chất lượng học tập của SV và chất lượng đào tạo của nhà trường.

 Đặc điểm của sinh viên

Sinh viên Việt Nam là một bộ phận thanh niên ưu tú, có trình độ tri thức vượt trội, được lựa chọn từ khoảng hơn hai mươi triệu thanh niên trong độ tuổi từ 20-24 qua những kỳ thi khắt khe để tiếp tục con đường lĩnh hội và phát triển tri thức ở các trường đại học để trở thành lực lượng lao động quý giá cho đất nước và cho xã hội sau này. SV là những nhà trí thức tương lai nên họ có đặc tính chung của trí thức là sự ham học hỏi và khả năng tiếp thu tri thức, khoa học mới, nhạy bén với các vấn đề trong mọi lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, cơng nghệ...

Khi bước chân vào trường đại học, môi trường học tập thay đổi địi hỏi SV phải có tính chủ động cao trong việc tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện, tự khẳng định theo định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Trong q trình đó, nhu cầu của SV được khơi dậy, phát triển theo hướng đa dạng, phong phú hơn (nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức; nhu cầu về vật chất, tinh thần...). Tuy nhiên đây lại cũng là giai đoạn phát triển tâm – sinh lý mạnh mẽ của độ tuổi thanh niên nên một bộ phận không nhỏ trong SV còn nhận thức chưa đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, đánh giá cuộc sống một cách nông cạn, dẫn đến việc có thể bị kích động, lơi kéo hoặc có thái độ cực đoan đối với các sự vật, hiện tượng. Đây chính là yếu tố quan trọng mà các nhà giáo dục và đội ngũ cán bộ làm công tác QLSV phải lưu ý để khắc phục và hướng SV đi đúng mục tiêu đào tạo.

35

 Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ làm công tác quản lý sinh viên

Cũng như đối với cơng tác quản lý nhà trường nói chung, nguồn nhân lực tham gia vào cơng tác QLSV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần vào chất lượng và hiệu quả quản lý của hoạt động này.

Như đã trình bày ở phần trên, lãnh đạo nhà trường – hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của cơng tác SV. Chính vì vậy tư tưởng, quan điểm của hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định, ảnh hưởng đến công tác QLSV từ việc chủ trương, định hướng chiến lược đến việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai. Quan điểm, tư tưởng mang chiều hướng tích cực của hiệu trưởng cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ cán bộ quản lý cấp dưới và đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động này.

Hiện nay, một số trường đại học đã nhận thức được công tác sinh viên là mảng hoạt động quan trọng, có tác động lớn đến việc hỗ trợ các mảng hoạt động khác của nhà trường, góp phần giúp nhà trường thực hiện được mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận khơng nhỏ các trường đại học vẫn chưa coi trọng công tác này, coi đây chỉ là hoạt động bình thường như các hoạt động khác, thậm chí là chỉ coi như là hoạt động phụ trợ, vì vậy chưa có sự quan tâm đúng mức và đầu tư thích đáng về tài chính, nguồn lực và khơng chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ cho công tác này.

 Tổ chức đồn, hội trong nhà trường

Trong cơng tác QLSV, bên cạnh đội ngũ cán bộ làm CTSV, khoa QLSV, đội ngũ thầy, cơ giáo, giáo viên chủ nhiệm cịn có một đội ngũ đóng vai trị rất quan trọng đó là các tổ chức đồn hội như Đồn TNCS HCM, Hội sinh viên, các câu lạc bộ và các tổ chức khác. Đây là những tổ chức không thể thiếu trong các trường đại học, có vai trị hạt nhân, tiên phong trong việc tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện ý thức, đạo đức và nhân cách cho SV. Những hoạt động của các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến các thông tin của nhà trường tới SV; đôn đốc, thu hút SV tham gia vào các hoạt động của nhà trường; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của SV. CTSV trong các trường đại học muốn có chất lượng và hiệu quả cao thì rất cần phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa đơn vị QLSV và các tổ chức đoàn, hội trong nhà trường.

36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy đã khẳng định sinh viên là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được các trường đại học bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập và rèn luyện. Chính vì vậy, quản lý sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý giáo dục và là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong hoạt động quản lý của các trường đại học, đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế và đổi mới của giáo dục đại học hiện nay.

Trong nội dung của Chương 1, khi nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý công tác sinh viên, tác giả đã tổng hợp và khái quát một số khái niệm liên quan đến đề tài như: Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường..., đồng thời xác định những nội dung cơ bản của công tác sinh viên và quản lý sinh viên ở trường đại học; phân tích và làm rõ tầm quan trọng của quản lý sinh viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sinh viên. Đặc biệt, việc dựa trên nền tảng lý thuyết về quản lý để đưa ra những nội dung về quản lý sinh viên ở trường đại học có thể nói là một điểm mới mà tác giả mong muốn đạt được trong đề tài này.

Những cơ sở lý luận trên đây là căn cứ nền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu và phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sinh viên tại Trường Đại học Giáo dục trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)