.CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 83 - 85)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Mục đích của hoạt động quản lý CTSV là thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của SV, nâng cao chất lượng CTSV và đảm bảo hoạt động CTSV đạt được mục tiêu đã đề ra. Chính vì vậy, tính hệ thống trong quản lý CTSV là yếu tố rất quan trọng. Đặc trưng cơ bản của hệ thống là tính chỉnh thể, tính mục đích, tính tương quan, tính thích ứng với mơi trường và quản lý CTSV cũng cần tuân theo nguyên tắc này, tức là xem xét mọi hoạt động theo một chỉnh thể. Trong hoạt động quản lý CTSV, mọi vấn đề phải được đặt trong một hệ thống, phải được nắm bắt một cách tồn diện.

Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống trong quản lý CTSV là nguyên tắc rất quan trọng, là cơ sở để tiến hành nhiều hoạt động song song trong quản lý CTSV.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Quản lý CTSV là một hoạt động đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy khi thực hiện công việc, người làm công tác này phải chủ động, sáng tạo từ việc lập kế hoạch một cách khoa học, cụ thể; các biện pháp tổ chức triển khai, thực hiện phải có khả năng thực hiện được, đảm bảo yêu cầu và giải quyết được nhu cầu thực tiễn đặt ra.

Ví dụ, khi xây dựng kế hoạch CTSV phải xác định được đầy đủ mục tiêu, mục đích, bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra và phải chú ý tổng kết tình hình thực tiễn, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực khi áp dụng vào thực tiễn, đảm bảo là kế hoạch đã được xây dựng sẽ được thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

74

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc cơ bản trong quản lý. Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải nghiên cứu, tiếp thu, khái quát kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm giáo dục để áp dụng vào thực tiễn quản lý. Bên cạnh đó phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan và vận dụng chúng vào thực tiễn công tác. Khi ra các quyết định hoặc xử lý thông tin, người quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học, phải kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với tình hình và kinh nghiệm thực tế, cụ thể hóa đường lối, chính sách thành bước đi, mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trong quá trình tổ chức thực hiện.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTSV phải xuất phát từ tình hình thực tế CTSV hiện tại, căn cứ vào những điểm mạnh, những nhân tố tích cực để lựa chọn những giải pháp cơ bản nhất mang lại kết quả trực tiếp có thể ứng dụng vào thực tiễn. Ngồi ra việc lựa chọn biện pháp cũng phải dựa trên tính khoa học thì mới đảm bảo được độ tin cậy, chính xác để khi vận dụng vào thực tiễn mới đem lại hiệu quả cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục

Quản lý CTSV trong quá trình đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc giáo dục, đặt tính giáo dục lên hàng đầu thì cơng tác quản lý mới có hiệu quả. Q trình quản lý là q trình tác động qua lại giữa các thành phần tham gia: người quản lý và người được quản lý, trong đó người quản lý giữ vai trò chỉ đạo và người được quản lý là chủ thể hoạt động độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạo đức, thẩm mỹ... phù hợp với định hướng chung của mục đích giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên người quản lý không được áp đặt một cách cứng nhắc mà phải đảm bảo tính nhân văn, hài hịa trong xử lý cơng việc nhưng vẫn phải đảm bảo được tính giáo dục. Chính vì vậy, ngun tắc đảm bảo tính giáo dục là nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong hoạt động quản lý nhà trường.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực

Chất lượng giáo dục, đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lý. Hiệu quả QLGD được tính trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những chi phí hợp lý nhất định về các nguồn lực cho phép (cơ sở vật chất, con người, tài TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

75

chính) sao cho đạt được kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất. Giáo dục là một loại hình hoạt động đặc biệt, kết quả của nó được tạo ra từ cả một quá trình lao động (giáo dục, dạy học) liên tục, thiết thực và cụ thể, vì vậy cũng đặt ra yêu cầu quản lý phải cụ thể và thiết thực. Trong quản lý phải nắm thơng tin chính xác, diễn biến tình hình giáo dục, phải điều tra, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đề ra những giải pháp kịp thời, đúng đắn, cụ thể và thiết thiết thực.

Trong hoạt động quản lý CTSV cần phải nắm bắt đầy đủ, rõ ràng tình hình thực tế cơng việc, xác định những vấn đề then chốt, cơ bản trong từng giai đoạn để tập trung giải quyết. Khi triển khai nhiệm vụ phải rõ ràng nội dung, yêu cầu, thời gian, địa điểm thực hiện, thời điểm hồn thành và phân cơng cụ thể đến từng nhóm người hoặc cá nhân thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)