.CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 85 - 91)

3.2.1. Tác động của mơi trường bên ngồi và yếu tố bên trong đến quản lý công tác sinh viên ở ĐHQGHN và ở Trường Đại học Giáo dục

3.2.1.1. Tác động của mơi trường bên ngồi

Cũng như hầu hết các trường đại học trong cả nước, hoạt động quản lý CTSV của ĐHQGHN và của Trường ĐHGD hiện nay chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài Nhà trường như các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; xu thế hội nhập quốc tế và xu thế đổi mới của giáo dục đại học.

 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước

Có thể nói, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác QLSV của các trường đại học trong cả nước nói chung và của ĐHQGHN và Trường ĐHGD nói riêng. Trong thực tế những năm gần đây, những chính sách của Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về giáo dục theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Cụ thể, các chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn; chính sách về học phí; chính sách đổi mới

76

giáo dục tồn diện; chính sách đối với giáo viên và người học; chính sách cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục... cũng tạo điều kiện thuận lợi cho SV có điều kiện học tập và rèn luyện. Đặc biệt đối với quản lý CTSV, các chính sách về học phí, học bổng, tín dụng đào tạo, hỗ trợ việc làm, khuyến khích SV học tập, NCKH và tham gia hoạt động xã hội... đã có tác động tích cực đến SV cũng như việc quản lý CTSV tại các trường ĐH, CĐ nói chung cũng như đối với ĐHQGHN và Trường ĐHGD nói riêng.

Bên cạnh đó, hoạt động quản lý CTSV cũng chịu những ảnh hưởng do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế của đất nước, ổn định về chính trị, tiến bộ về văn hóa xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục và đào tạo phát triển nhưng cũng có những tác động trái chiều. Hiện nay, hoạt động quản lý CTSV của ĐHQGHN và của Trường ĐHGD cũng gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt và tìm cách hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội và công nghệ hiện đại làm ảnh hưởng đến bản thân SV và mối quan hệ giữa SV với gia đình, bạn bè và cộng đồng dẫn đến xu hướng sống hưởng thụ, biệt lập, chỉ biết mình cùng với những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn khác.

 Xu thế hội nhập quốc tế

Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các cơ sở đào tạo phải xây dựng những chương trình có tính quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo gắn với phát triển trình độ ngoại ngữ để đáp ứng xu thế hội nhập. ĐHQGHN nói chung và Trường ĐHGD cũng đã xác định mục tiêu chiến lược về hội nhập quốc tế là nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Trường thể hiện qua các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, được quốc tế công nhận; các dự án, đề tài NCKH quốc tế được tăng cường; mạng lưới nghiên cứu các chương trình hợp tác, trao đổi giảng viên và sinh viên quốc tế. Chính vì vậy cơng tác QLSV cũng cần chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu hội nhập đó.

 Xu thế đổi mới của giáo dục đại học

77

Xu thế đổi mới giáo dục của thế giới, đặc biệt là hình thức đào tạo theo tín chỉ đã có ảnh hưởng rất lớn đến công tác QLSV của các trường đại học ở Việt Nam. ĐHQGHN và Trường ĐHGD cần nghiên cứu tìm ra biện pháp QLSV phù hợp, hiệu quả để có thể hỗ trợ SV trong việc chủ động tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức cũng như xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập phù hợp với nhu cầu của bản thân, đồng thời phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV. Quản lý sinh viên cũng cần gắn với quản lý CVHT để phát huy vai trò của CVHT trong việc tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên trong học tập, NCKH và định hướng nghề nghiệp.

3.2.1.2. Tác động của yếu tố bên trong

Bên cạnh những yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến QLSV ở Trường ĐHGD thì chất lượng đào tạo và định hướng phát triển của Nhà trường; đặc điểm của sinh viên; đội ngũ lãnh đạo và cán bộ làm công tác quản lý sinh viên và các tổ chức đoàn, hội trong Nhà trường là những yếu tố bên trong đơn vị có ảnh hưởng đến hoạt động QLSV của Nhà trường.

 Chất lượng đào tạo và định hướng phát triển của Nhà trường

Một trong những mục tiêu chiến lược của Trường ĐHGD là trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, NCKH theo định hướng nghiên cứu, nhằm đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực là giảng viên, cán bộ quản lí giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục đạt chuẩn khu vực Đông Nam Á, trong đó có bộ phận đạt trình độ quốc tế; gắn đào tạo, NCKH, chuyển giao tri thức đáp ứng nhu cầu xã hội, qua đó khẳng định vị thế và uy tín của trường ĐHGD trong hệ thống các trường đại học của cả nước cũng như khu vực và quốc tế. Trường ĐHGD cũng đã xác định mục tiêu cụ thể về đào tạo là đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, tương đương với chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ở các trường đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, đáp ứng nhu cầu xã hội theo chuẩn và trình độ quốc tế.

Mục tiêu QLSV của Trường ĐHGD cần phải gắn với mục tiêu đào tạo chung của Nhà trường để hướng tới đào tạo được đội ngũ nhân lực ngành giáo dục có đạo đức, có phẩm chất, năng lực, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đáp

78

ứng mục tiêu chiến lược của Nhà trường va đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác, công tác QLSV được thực hiện tốt sẽ giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của SV tốt hơn, phong phú hơn từ đó SV có động lực học tập, nâng cao chất lượng học tập của SV và chất lượng đào tạo của Nhà trường.

 Đặc điểm của sinh viên

Cũng giống như đại bộ phận sinh viên các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam, SV Trường ĐHGD là bộ phận thanh niên ưu tú, có trình độ tri thức, ham học hỏi, nhạy bén trong tiếp thu kiến thức khoa học, cơng nghệ mới. Bên cạnh đó, SV Trường ĐHGD được đào tạo để sau này trở thành giảng viên các trường ĐH và CĐ, giáo viên THPT chuyên, cán bộ giáo dục, quản lí giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục... nên họ cịn có lịng u nghề cùng với ước mơ cao cả là trở thành người giáo viên trong tương lai. Công tác QLSV ở Trường ĐHGD phải đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục phẩm chất đạo đức nhà giáo, định hướng nghề nghiệp cho SV để giúp SV thực hiện được ước mơ cao đẹp đó.

 Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ làm công tác quản lý sinh viên

Cũng như đối với cơng tác quản lý nhà trường nói chung, nguồn nhân lực tham gia vào cơng tác QLSV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần vào chất lượng và hiệu quả quản lý của hoạt động này.

Hiện nay, Trường ĐHGD đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác QLSV trong việc góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của Nhà trường. Chính vì vậy Nhà trường đã chú trọng việc kiện toàn bộ máy QLSV và xây dựng các quy chế, quy định nhằm tổ chức thực hiện công tác này một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ QLSV cũng được SV đánh giá cao về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ. Tuy nhiên, để cơng tác này đạt chất lượng cao hơn thì cần có sự quan tâm đúng mức và đầu tư thích đáng về tài chính, nguồn lực cùng với chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ cho cơng tác này.

 Tổ chức đồn, hội trong Nhà trường

Trong công tác QLSV, bên cạnh đội ngũ cán bộ làm CTSV, khoa QLSV, đội ngũ thầy, cơ giáo, giáo viên chủ nhiệm cịn có một đội ngũ đóng vai trị rất quan trọng đó là các tổ chức đoàn hội như Đoàn TNCS HCM, Hội sinh viên, các

79

câu lạc bộ và các tổ chức khác. Đây là những tổ chức không thể thiếu trong các trường đại học, có vai trị hạt nhân, tiên phong trong việc tun truyền, giáo dục, rèn luyện ý thức, đạo đức và nhân cách cho SV. Những hoạt động của các tổ chức này đóng vai trị quan trọng trong việc phổ biến các thông tin của nhà trường tới SV; đôn đốc, thu hút SV tham gia vào các hoạt động của nhà trường; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của SV. CTSV trong các trường đại học muốn có chất lượng và hiệu quả cao thì rất cần phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa đơn vị QLSV và các tổ chức đoàn, hội trong nhà trường.

3.2.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động quản lý công tác sinh viên của Trường ĐHGD

3.2.2.1. Cơ hội

- Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI (NQTW 8) thông qua đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Nghị quyết cũng đề ra một trong những nhiệm vụ, giải pháp đó là: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề... Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”.

- Trong điều kiện tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và văn hóa – xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục và đào tạo cũng được quan tâm, ưu tiên phát triển. Một trong những giải pháp mà NQTW 8 đề ra cho giáo dục ngành sư phạm là “Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Nghị quyết cũng đưa ra giải pháp về việc hồn thiện chính sách hỗ trợ đối với đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và cơ chế tín dụng cho SV có hồn cảnh khó khăn được vay để học; khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học giúp SV nghèo học giỏi.

- Xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là cơ hội cho cán bộ QLGD tiếp cận, học hỏi kiến thức trong QLGD nói chung và quản lý CTSV nói riêng của các nước có nền giáo dục hiện đại trên thế giới.

80

3.2.2.2. Thách thức

- Xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho cán bộ QLGD, nếu khơng có tư duy đổi mới và có trình độ chun môn, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu phát triển thì sẽ bị tụt hậu, khơng đáp ứng được u cầu hội nhập và tồn cầu hóa.

- Nền kinh tế đất nước trên đà tăng trưởng mạnh một mặt tạo điều kiện cho phát triển giáo dục nhưng mặt khác cũng dẫn đến những bất lợi khi mà thanh niên và sinh viên chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều mặt trái của xã hội như các tệ nạn xã hội, xu hướng sống hưởng thụ, sống gấp hay thái độ thờ ơ, khơng quan tâm đến người xung quanh, khơng tích cực đóng góp cho đất nước, cho xã hội.

- Cơ chế, chính sách giáo dục nói chung và các văn bản, quy định của ĐHQGHN về tổ chức, quản lý đào tạo thường xuyên có sự điều chỉnh, thay đổi, bổ sung dẫn đến nhiều khó khăn cho các đơn vị đào tạo trực thuộc cũng như Trường ĐHGD.

3.2.2.3. Điểm mạnh

- Trường ĐHGD là một trong những đơn vị đào tạo trẻ nhưng đã có bề dày lịch sử trong đào tạo và phát triển nhân lực cho ngành giáo dục. Trường ĐHGD thuộc ĐHQGHN, là một trong hai ĐHQG được hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

- Đội ngũ nhân lực của Trường ĐHGD gọn nhẹ nhưng rất chất lượng, với tỷ lệ CB có trình độ học vấn cao, năng lực chuyên môn giỏi và đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong quản lý và giáo dục. Đội ngũ cán bộ QLSV có trình độ học vấn cao, nhiệt tình và tâm huyết với cơng việc.

- Là đơn vị thành viên của ĐHQGHN, Trường ĐHGD có lợi thế được sử dụng nguồn lực dùng chung cả về chuyên môn, nhân lực, cơ sở vật chất...của ĐHQGHN. Trường ĐHGD là một trong những đơn vị sử dụng mơ hình đào tạo mở hướng tới sự liên thông tuyệt đối trong đại học đa ngành đa lĩnh vực, chất lượng cao nằm trong mơ hình đào tạo tiên tiến của ĐHQGHN, với triết lý tích TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

81

hợp thế mạnh chuyên môn đặc thù cùng với sự liên kết, liên thông giữa các đơn vị đào tạo trực thuộc.

- Công tác cố vấn học tập có bề dày kinh nghiệm trong nhiều năm, có chất lượng và hiệu quả, với đội ngũ CVHT có chun mơn, nhiệt tình, tâm huyết với SV và là thuận lợi lớn của Nhà trường trong hoạt động hỗ trợ SV trong học tập, nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp.

3.2.2.4. Điểm yếu

- Là một trường đại học trẻ, Trường ĐHGD vẫn đang trong q trình kiện tồn bộ máy tổ chức, một số đơn vị, bộ phận thường xuyên có thay đổi về nhân lực. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính do cịn phải ưu tiên đầu tư cho nhiều hoạt động khác quan trọng hơn nên chưa đủ đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ CTSV.

- Giảng đường học tập của SV bị phân tán, rải rác ở nhiều nơi gây khó khăn cho việc tập trung QLSV.

- Bên cạnh những mặt tích cực thì mơ hình đào tạo a+b cũng địi hỏi Nhà trường phải có cơ chế phối hợp hiệu quả với các đơn vị kết hợp đào tạo, và đây vẫn là điểm hạn chế mà hiện nay Nhà trường đang phải tìm cách khắc phục.

3.3. Giải pháp quản lý công tác sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội và ở Trường Đại học Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)