.Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 103 - 122)

Kết quả khảo nghiệm thu về như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

T T Các giải pháp Mức độ đánh giá Tính cần thiết Tính khả thi R ất c ần thi ết T ỉ l ệ (% ) C ần thi ết T ỉ l ệ (%) Không c ần thi ết T ỉ l ệ (%) R ất kh ả thi T ỉ l ệ (%) Kh ả thi T ỉ l ệ (%) Không kh ả thi T ỉ l ệ (%) 1

Tăng cường công tác lập kế hoạch quản lý sinh viên. 46 76, 7 11 18, 3 3 5 40 66, 7 20 33, 3 0 0 2

Nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện quản lý sinh viên

50 83, 3 10 16, 7 0 0 46 76, 7 12 20 2 3,3 3 Nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 46 76, 7 12 20 2 3.3 41 68, 3 15 25 4 6,7 4 Tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác sinh

viên ở Trường ĐHGD* 22 73, 3 6 20 2 6,7 24 80 6 20 0 0 5

Nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo

điều hành của 50 83, 3 10 16, 7 0 0 46 76, 7 12 20 2 3,3

94 T T Các giải pháp Mức độ đánh giá Tính cần thiết Tính khả thi R ất c ần thi ết T ỉ l ệ (% ) C ần thi ết T ỉ l ệ (%) Không c ần thi ết T ỉ l ệ (%) R ất kh ả thi T ỉ l ệ (%) Kh ả thi T ỉ l ệ (%) Không kh ả thi T ỉ l ệ (%) ĐHQGHN và việc phối hợp giữa Trường ĐHGD với các đơn vị

6

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý sinh viên

42 70 14 23,

3 4 6,7 37

61,

7 18 30 5 8,3

* Ghi chú: Giải pháp 4 chỉ thực hiện khảo sát đối với công tác QLSV ở Trường ĐHGD, có số phiếu thu về là 30 phiếu.

Kết quả khảo nghiệm tổng hợp ở Bảng 3.1 cho thấy, với sáu giải pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi rất cao, tuy nhiên vẫn có một số ý kiến còn phân vân và cho rằng một số giải pháp là không cần thiết và một số giải pháp không khả thi. Kết quả khảo nghiệm cán bộ, giảng viên cho phép tác giả nhận định về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp như sau:

- Giải pháp 1: Tăng cường công tác lập kế hoạch quản lý sinh viên có mức độ đánh giá rất cần thiết là 46 phiếu (tỉ lệ 76,7%); cần thiết 11 phiếu (tỉ lệ 18,3%) và không cần thiết 03 phiếu (tỉ lệ 5%). Mức độ rất khả thi của giải pháp này là 40 phiếu (tỉ lệ 66,7%); khả thi 20 phiếu (tỉ lệ 33,3%) và không khả thi 0 phiếu (tỉ lệ 0%). Kết quả khảo sát cho thấy rất cần thiết tăng cường công tác lập kế hoạch quản lý sinh viên và những nội dung giải pháp đề xuất là có tính khả thi cao, có thể được thực hiện trong thời gian tới.

- Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện quản lý sinh viên có mức độ đánh giá rất cần thiết là 50 phiếu (tỉ lệ 83,3%); cần thiết 10 phiếu (tỉ lệ 16,7%) và không cần thiết 0 phiếu (tỉ lệ 0%). Mức độ rất khả thi của giải pháp này là 46 phiếu (tỉ lệ 76,7%); khả thi 12 phiếu (tỉ lệ 20%) và không TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

95

khả thi 02 phiếu (tỉ lệ 3,3%). Kết quả khảo sát cho thấy việc nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện quản lý sinh viên được đánh giá là cần thiết nhất trong các giải pháp và những nội dung giải pháp đề xuất cũng có tính khả thi khá cao, vì vậy rất cần thực hiện trong thời gian tới.

- Giải pháp 3: Nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ và chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có mức độ đánh giá rất cần thiết là 46 phiếu (tỉ lệ 76,7%); cần thiết 12 phiếu (tỉ lệ 20%) và không cần thiết 02 phiếu (tỉ lệ 3,3%). Mức độ rất khả thi của giải pháp này là 41 phiếu (tỉ lệ 68,3%); khả thi 15 phiếu (tỉ lệ 25%) và không khả thi 04 phiếu (tỉ lệ 6,7%). Kết quả khảo sát cho thấy việc nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được đánh giá là rất cần thiết. Những nội dung giải pháp đề xuất cũng có tính khả thi tương đối cao, tuy nhiên tỉ lệ cho rằng giải pháp không khả thi cho thấy việc nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo bồi dưỡng là vấn đề cũng rất khó khi triển khai thực hiện và cần tìm thêm các giải pháp phù hợp hơn.

- Giải pháp 4: Tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác sinh viên ở Trường ĐHGD có số phiếu đánh giá rất cần thiết là 22/30 phiếu (tỉ lệ 73,3%); cần thiết 06/30 phiếu (tỉ lệ 20%) và không cần thiết 02/30 phiếu (tỉ lệ 6,7%). Mức độ rất khả thi của giải pháp này là 24/30 phiếu (tỉ lệ 80%); khả thi 6/12 phiếu (tỉ lệ 20%) và không khả thi 0/30 phiếu (tỉ lệ 0%). Kết quả khảo sát cho thấy việc tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác sinh viên ở Trường ĐHGD được đánh giá là khá cần thiết và những nội dung giải pháp đề xuất được đánh giá cao nhất về tính khả thi, vì vậy có thể được thực hiện trong thời gian tới.

- Giải pháp 5: Nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của ĐHQGHN và việc phối hợp giữa Trường ĐHGD với các đơn vị có mức độ đánh giá rất cần thiết là 50 phiếu (tỉ lệ 83,3%); cần thiết 10 phiếu (tỉ lệ 16,7%) và không cần thiết 0 phiếu (tỉ lệ 0%). Mức độ rất khả thi của giải pháp này là 46 phiếu (tỉ lệ 76,7%); khả thi 12 phiếu (tỉ lệ 20%) và không khả thi 02 phiếu (tỉ lệ 3,3%). Kết quả này bằng với kết quả khảo nghiệm đối với giải pháp 2, cho thấy việc nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của ĐHQGHN và sự TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

96

phối hợp giữa Trường ĐHGD với các đơn vị cũng được đánh giá là cần thiết nhất trong các giải pháp và những nội dung giải pháp đề xuất cũng có tính khả thi cao, vì vậy rất cần thực hiện trong thời gian tới.

- Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý sinh viên có mức độ đánh giá rất cần thiết là 42 phiếu (tỉ lệ 70%); cần thiết 17 phiếu (tỉ lệ 23,3%) và không cần thiết 04 phiếu (tỉ lệ 6,7%). Mức độ rất khả thi của giải pháp này là 37 phiếu (tỉ lệ 61,7%); khả thi 18 phiếu (tỉ lệ 30%) và không khả thi 05 phiếu (tỉ lệ 8,3%). Kết quả khảo sát cho thấy việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý sinh viên được đánh giá là tương đối cần thiết. Tuy nhiên những nội dung giải pháp đề xuất khơng được đánh giá cao lắm về tính khả thi qua mức độ đánh giá rất khả thi và khả thi thấp nhất và mức độ đánh giá không khả thi cao nhất trong các giải pháp, cho thấy việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý sinh viên là vấn đề rất khó khi triển khai thực hiện và cần nghiên cứu thêm để tìm thêm những giải pháp phù hợp cho công tác này.

Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp đưa ra đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi, mặc dù khơng tránh khỏi những băn khoăn, e ngại ở một số giải pháp. Hy vọng rằng những giải pháp đề xuất trên sẽ được ĐHQGHN và Trường ĐHGD nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

97

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Phân tích các nguyên tắc và căn cứ đề xuất giải pháp đã được thực hiện trong phần nội dung của Chương 3. Việc đề xuất giải pháp quản lý công tác sinh viên ở ĐHQGHN và ở Trường ĐHGD dựa trên các nguyên tắc sau: (1) nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; (2) nguyên tắc đảm bảo tính khả thi; (3) nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn; (4) nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục; (5) nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực. Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích những tác động của mơi trường bên ngồi và yếu tố bên trong đến quản lý sinh viên ở ĐHQGHN nói chung và ở Trường ĐHGD nói riêng; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (phân tích SWOT) đối với cơng tác QLSV ở Trường ĐHGD để từ đó đề xuất một số giải pháp cho công tác QLSV ở ĐHQGHN và ở Trường ĐHGD trong giai đoạn tới.

Ở Chương này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp với các nội dung và điều kiện thực hiện cụ thể:

(1) Tăng cường công tác lập kế hoạch quản lý sinh viên.

(2) Nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện quản lý sinh viên.

(3) Nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

(4) Tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác sinh viên ở Trường ĐHGD.

(5) Nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của ĐHQGHN và việc phối hợp giữa Trường ĐHGD với các đơn vị.

(6) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý sinh viên. Vì các giải pháp đều có mối quan hệ khăng khít, kết hợp với nhau và tác động qua lại lẫn nhau nên trong quá trình thực hiện, tùy thuộc vào mỗi thời điểm và căn cứ vào điều kiện thực tế của Nhà trường mà thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp và lựa chọn giải pháp chủ đạo. Có như vậy mới có thể phát huy hiệu quả của các giải pháp và tạo sự liên kết, hỗ trợ giữa các giải pháp trong toàn bộ các hoạt động quản lý công tác sinh viên của Nhà trường.

98

Tác giả đã thực hiện khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi đối với các giải pháp đã đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các giải pháp đều được đánh giá cao ở mức rất cần thiết (tỉ lệ từ 70% trở lên) và đánh giá tương đối cao ở mức rất khả thi (từ 61,7% trở lên). Tuy nhiên một số giải pháp cịn có tỉ lệ đánh giá không khả thi tương đối cao (cao nhất là 8,3%). Như vậy, những giải pháp đề xuất cho công tác quản lý sinh viên ở ĐHQGHN và Trường ĐHGD rất cần được thực hiện trong thời gian tới, tuy nhiên khi triển khai thực hiện cần nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế và cần tìm thêm những giải pháp hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

99

KIẾN NGHỊ

Một số kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của quản lý CTSV đối với giáo dục đại học trong tình hình thực tế hiện nay.

2. Ưu tiên quan tâm đầu tư cho hoạt động quản lý CTSV ở các trường đại học, đặc biệt đối với các trường đào tạo nhân lực cho ngành giáo dục, vì đây là nguồn nhân lực quan trọng cho ngành giáo dục sau này.

Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội

1. ĐHQGHN cần ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể đối với hoạt động quản lý CTSV trong tồn ĐHQGHN; ưu tiên quan tâm đến cơng tác kiểm tra, đánh giá CTSV để hoạt động này được thực hiện tốt hơn ở các đơn vị đào tạo.

2. ĐHQGHN cần ưu tiên quan tâm đầu tư thêm nguồn lực về tài chính và con người cho hoạt động quản lý CTSV để có thể thực hiện các nhiệm vụ có ý nghĩa lâu dài, nâng cao thương hiệu của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên (như các hoạt động hỗ trợ sinh viên; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; hoạt động cựu sinh viên...).

3. Trong hoạt động phối hợp quản lý CTSV giữa Trường ĐHGD với các đơn vị kết hợp đào tạo và đơn vị hỗ trợ đào tạo, ĐHQGHN cần giữ vai trò chỉ đạo thường xuyên, sát sao và kịp thời; là trung gian trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập, làm cho hoạt động quản lý CTSV được thông suốt và đạt hiệu quả cao.

100

KẾT LUẬN

Quản lý học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý giáo dục ở các trường đại học, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực toàn diện cả về đức và tài, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Đối với ĐHQGHN và Trường ĐHGD, quản lý CTSV là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đạt được mục tiêu, sứ mạng đã đề ra. Tuy nhiên, việc quản lý CTSV một cách thống nhất, đồng bộ trong toàn ĐHQGHN cũng gặp những khó khăn, thách thức khơng nhỏ và có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong giai đoạn hiện nay. Đối với Trường ĐHGD, hoạt động quản lý CTSV cịn có những điểm khác biệt nhất định do mơ hình đào tạo đặc thù trong đào tạo cử nhân ngành sư phạm nên rất cần những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý.

Luận văn “Quản lý công tác sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội: nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Giáo dục” đã tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

1. Phân tích và hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý CTSV, đưa ra các nội dung chủ yếu của quản lý CTSV trong các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.

2. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động quản lý CTSV ở ĐHQGHN và ở Trường ĐHGD giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015, đánh giá những mặt đã làm được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động quản lý CTSV để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.

3. Từ kết quả nghiên cứu và phân tích nêu trên, Luận văn đề xuất một số giải pháp với các nội dung và điều kiện thực hiện cụ thể:

(1) Tăng cường công tác lập kế hoạch quản lý sinh viên.

(2) Nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện quản lý sinh viên.

(3) Nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

101

(4) Tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác sinh viên ở Trường ĐHGD.

(5) Nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của ĐHQGHN và việc phối hợp giữa Trường ĐHGD với các đơn vị.

(6) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý sinh viên. Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, Luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là chưa có điều kiện thực hiện khảo sát và thử nghiệm rộng hơn về những giải pháp đề xuất, do vậy cũng cần thêm thời gian để khảo nghiệm từ thực tiễn hoạt động để bổ sung, điều chỉnh cho công tác QLSV ở ĐHQGHN và ở Trường ĐHGD ngày càng đạt hiệu quả và chất lượng cao. Tác giả cũng rất mong nhận được thêm những ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà quản lý, các cán bộ, giảng viên và bạn đọc để Luận văn được hoàn thiện hơn.

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (2008), Quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Tài liệu Hội thảo khoa học.

2. Ban liên lạc các trường đại học và cao đẳng Việt Nam (2010), Giải pháp

nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam, Tài liệu Hội

thảo khoa học.

3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Quy chế công tác sinh viên đối với chương

trình đào tạo đại học hệ chính quy.

5. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương Khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Quy định về đào tạo cử nhân sư phạm ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 103 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)