.Tăng cường công tác lập kế hoạch quản lý sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 91 - 93)

3.3.1.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên và quan trọng của quản lý, giúp tổ chức xác định được cách thức, biện pháp, con đường để đạt được mục tiêu, mục đích phù hợp với sứ mệnh và thành tựu tương lai mà tổ chức đặt ra.

Đối với ĐHQGHN, kế hoạch CTSV là cơ sở căn cứ cho các đơn vị đào tạo thành viên lập kế hoạch CTSV cho đơn vị mình, nhằm xác định mục tiêu, phương hướng cho hoạt động; xác định và đảm bảo các điều kiện về nguồn lực để thực hiện; quyết định những hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu.

Đối với Trường ĐHGD, kế hoạch CTSV bên cạnh việc xác định mục tiêu cụ thể và nguồn lực cho cơng tác QLSV thì kế hoạch cịn có ý nghĩa là căn cứ để

82

tổ chức, triển khai các nhiệm vụ của CTSV phù hợp với yêu cầu phát triển của Nhà trường.

3.3.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

 Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội

- ĐHQGHN cần xác định việc xây dựng kế hoạch dài hạn cho công tác QLSV là công việc cần thiết, nhất là khi kế hoạch này chính là căn cứ cho các đơn vị đào tạo trực thuộc có thể xây dựng kế hoạch dài hạn cho cơng tác QLSV ở đơn vị mình. Có như vậy, ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo mới có thể xác định được đầy đủ mục tiêu, mục đích, bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo nguồn lực để đạt được mục tiêu chiến lược của đơn vị.

- Khi xây dựng kế hoạch dài hạn cho công tác QLSV của ĐHQGHN cần: + Xác định quy mơ SV trong giai đoạn tới (ít nhất là trong vịng 5 năm tới). + Xây dựng các kế hoạch cần bao gồm các nội dung: tổ chức bộ máy QLSV; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ QLSV (chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng); cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác QLSV; đề xuất các biện pháp để thực hiện kế hoạch.

+ Kế hoạch dài hạn về QLSV cần được xây dựng dựa trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển ngành giáo dục và chiến lược phát triển của ĐHQGHN. + Kế hoạch xây dựng cần phải phù hợp với nguồn lực hiện có và nguồn lực dự báo và phải đồng bộ với các kế hoạch hoạt động khác của ĐHQGHN.

 Đối với Trường Đại học Giáo dục

- Trường ĐHGD cần xác định việc xây dựng kế hoạch dài hạn cho công tác QLSV là công việc cần thiết và phải do lãnh đạo Nhà trường chủ trì thực hiện.

- Kế hoạch dài hạn cho công tác QLSV cần được xây dựng dựa trên kế hoạch dài hạn về QLSV của ĐHQGHN và chiến lược phát triển của Trường ĐHGD trong giai đoạn tới; phải phù hợp, hài hòa với nguồn lực của Nhà trường trong giai đoạn hiện tại và tương lai và phải đồng bộ với các kế hoạch hoạt động khác của ĐHQGHN.

- Xây dựng các kế hoạch cần bao gồm các nội dung: tổ chức bộ máy QLSV; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ QLSV (chú trọng công tác đào

83

tạo, bồi dưỡng); cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác QLSV; xác định cụ thể kế hoạch cho từng nhiệm vụ của CTSV và đề xuất các biện pháp để thực hiện kế hoạch.

3.3.1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện

- ĐHQGHN đã có một hệ thống bộ máy QLSV đồng bộ, khoa học; chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác QLSV được quy định rõ ràng đối với Văn phòng, các ban chức năng, các đơn vị đào tạo trực thuộc và các đơn vị hỗ trợ đào tạo.

- Công tác kế hoạch luôn được lãnh đạo ĐHQGHN quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn cho CTSV trong toàn ĐHQGHN.

- Trường ĐHGD đã xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển Trường ĐHGD – ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là cơ sở căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn cho CTSV của Nhà trường.

- Việc xây dựng kế hoạch đối với CTSV của Trường ĐHGD đã được thực hiện thường xuyên, liên tục và đến năm học 2014-2015 khi Phòng CTHSSV được thành lập thì đã tiến hành xây dựng kế hoạch riêng cho mảng CTSV, với việc xác định đầy đủ nội dung nhiệm vụ của CTSV và thời gian cụ thể phải hoàn thành. Đây cũng là điều kiện đảm bảo cho Nhà trường có thể nghiên cứu xây dựng kế hoạch dài hạn cho công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)