.Tổ chức thực hiện quản lý sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 93 - 100)

3.3.2.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Tổ chức quản lý sinh viên là chức năng tiếp theo của quản lý, được thực hiện sau khi lập kế hoạch, nhằm đảm bảo tổ chức một cách có hiệu quả hoạt động phối hợp, điều phối các nguồn lực, là yếu tố quan trọng giúp ĐHQGHN và Trường ĐHGD thực hiện thành công các kế hoạch và mục tiêu tổng thể đặt ra.

3.3.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

 Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội

84

- Căn cứ vào kế hoạch dài hạn cho CTSV được xây dựng đã đề xuất, tiến hành rà sốt lại cơng tác tổ chức, kiện tồn bộ máy QLSV trong toàn ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo trực thuộc.

- Nâng cao vai trò điều phối của ĐHQGHN trong việc tổ chức quản lý bộ máy QLSV trong toàn ĐHQGHN.

 Đối với Trường Đại học Giáo dục

- Củng cố và kiện toàn bộ máy QLSV của Nhà trường, trong đó cần khẩn trương thành lập Hội sinh viên của Trường, từng bước thành lập các câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động cho SV.

- Xác định lại nhiệm vụ CTSV mà hiện nay Nhà trường đang thực hiện, bổ sung thêm nhiệm vụ mới (khi có Hội sinh viên và các câu lạc bộ) phù hợp với sự phát triển của Nhà trường trong giai đoạn tới cũng như xu hướng phát triển của ngành giáo dục và yêu cầu hội nhập.

- Từng bước xây dựng quy trình thực hiện cơng việc cho các hoạt động CTSV để quy định rõ các nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa Phòng CTHSSV với các khoa, phòng, ban, bộ phận... Quy trình cần xác định rõ nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện, đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm phối hợp; các bước thực hiện và thời gian hoàn thành.

3.3.2.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện

- Sinh viên Trường ĐHGD luôn chủ động, sáng tạo và tích cực hưởng ứng các phong trào do ĐHQGHN và Nhà trường tổ chức. Việc thành lập Hội sinh viên và các câu lạc bộ là nhu cầu tất yếu và là mong muốn của đại đa số sinh viên của Trường trong giai đoạn hiện nay.

- Trường đã có Phịng CTHSSV với đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ, năng lực, ln tâm huyết và nhiệt tình với nhiệm vụ được giao, là điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng hệ thống quy trình thực hiện cơng việc cho các hoạt động CTSV.

3.3.3. Nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

85

Giải pháp này nhằm làm cho các lực lượng tham gia vào hoạt động quản lý, giáo dục và đào tạo của ĐHQGHN (Ban Giám đốc, lãnh đạo Văn phòng và lãnh đạo các ban, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, đội ngũ chuyên viên) và Trường ĐHGD (Ban Giám hiệu; lãnh đạo các khoa, phòng, ban, bộ phận, trung tâm... và đặc biệt là cán bộ, giảng viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác QLSV trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và yêu cầu phát triển của đơn vị.

Nhận thức là cơ sở của hoạt động. Nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Do vậy, cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác QLSV trong bối cảnh hội nhập, để tất cả các thành viên trong đơn vị hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa của CTSV không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo ban/phòng CTHSSV mà còn là trách nhiệm của tất cả các cán bộ, giảng viên.

Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực và cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ thực hiện QLSV có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo ngày càng tăng của Nhà trường.

3.3.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

 Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội

- Ban CT&CTHSSV cần tham mưu cho Ban Giám đốc ĐHQGHN trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, chuyên viên và lãnh đạo các đơn vị thành viên về tầm quan trọng của công tác QLSV trong q trình thực hiện các nhiệm vụ; phải ln chỉ đạo sâu sát, kiểm tra thường xuyên để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh để công tác QLSV đi đúng hướng và có hiệu quả.

- Cần quán triệt, nâng cao vai trò chỉ đạo của lãnh đạo các đơn vị trong công tác QLSV, từ việc lập kế hoạch dài hạn cho CTSV đến tổ chức, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ CTSV nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm CTSV. Ban CT&CTHSSV cần tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch bồi dưỡng và chủ trì triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ QLSV trong toàn ĐHQGHN, cụ thể là: lập kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; cử cán bộ tham

86

gia các lớp, khóa tập huấn; chủ trì tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, chuyên đề liên quan đến QLSV và CTHSSV trong toàn ĐHQGHN.

 Đối với Trường Đại học Giáo dục

- Phòng CTHSSV cần tham mưu cho Ban Giám hiệu trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và nhân viên về tầm quan trọng của công tác QLSV trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ; phải luôn chỉ đạo sâu sát, kiểm tra thường xuyên để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh để công tác QLSV của Nhà trường đi đúng hướng và có hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ QLSV bên cạnh việc đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu thì cần phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ QLSV. Phòng CTHSSV cần tham mưu cho Ban Giám hiệu ban hành những yêu cầu và năng lực cần có của người cán bộ làm cơng tác QLSV và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng tại chỗ, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLSV. Xây dựng kế hoạch cho cán bộ QLSV tham gia nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở các trường đại học trong và ngoài nước.

3.3.3.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được ĐHQGHN quan tâm, dành nguồn kinh phí lớn. Trong thời gian tới, khi xây dựng kế hoạch dài hạn cho CTSV, Ban CT&CTHSSV cần chủ động tham mưu và đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và xác định kinh phí cụ thể và hợp lý cho cơng tác này.

- Trường ĐHGD cần tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đưa công tác đào tạo, bồi dưỡng vào kế hoạch dài hạn trong CTSV của Nhà trường, xác định và dành nguồn kinh phí cho hoạt động này. Bên cạnh đó, Trường cần thường xuyên tạo điều kiện và cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do ĐHQGHN tổ chức.

3.3.4. Tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác sinh viên của Trường Đại học Giáo dục

3.3.4.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

87

Việc thực hiện các nhiệm vụ của CTSV có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của SV; hỗ trợ hoạt động đào tạo, NCKH; bồi dưỡng và hình thành phẩm chất, nhân cách, năng lực của cơng dân và định hướng nghề nghiệp cho SV. Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi nhà trường, công tác sinh viên cần chú trọng tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn khác nhau, nhằm đạt được mục tiêu mà nhà trường đặt ra.

Đối với Trường ĐHGD trong giai đoạn hiện nay, khi Trường được giao QLSV toàn bộ ngay từ năm thứ nhất, trong điều kiện thực tế là một số mảng CTSV cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, hoạt động QLSV nên tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

- Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện SV, giúp SV nắm vững quy chế của Bộ GD&ĐT cũng như nội quy, quy định của Nhà trường, pháp luật của Nhà nước; giúp SV nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và lĩnh hội tri thức. Bên cạnh đó, SV Trường ĐHGD là đội ngũ nhân lực tương lai của ngành giáo dục nên cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên vừa phải có chun mơn giỏi cịn vừa phải có đạo đức, có lịng u nghề và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

- Công tác tổ chức hành chính, trong đó chú ý đến công tác thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của SV và giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho SV. Cơng tác thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý hồ sơ SV có ý nghĩa quan trọng giúp Nhà trường thực hiện các công tác quản lý khác như việc lập các kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, tốt nghiệp một cách chính xác, khoa học, kịp thời và thực hiện việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động liên quan đến SV. Việc thực hiện các cơng việc hành chính có liên quan cho SV nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ cho SV như việc cấp giấy xác nhận, giấy giới thiệu và các giấy tờ cần thiết khác cho SV.

88

- Hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên, đặc biệt chú trọng tư vấn định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm sau khi tốt nghiệp. Cơng tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp sinh viên xác định được mục tiêu học tập, động cơ rèn luyện, phấn đấu và yên tâm trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường.

3.3.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

 Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên:

- Phòng CTHSSV cần xây dựng kế hoạch quản lý q trình giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV chi tiết, cụ thể gắn với thực tế của Trường, chủ đề phù hợp với những ngày lễ, ngày lịch sử trọng đại của đất nước, ngày lễ của ngành giáo dục...

- Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên (nếu được thành lập) và thông qua các phong trào của Đoàn, Hội và các phong trào, hoạt động tình nguyện, cơng tác xã hội trong và ngoài Nhà trường để giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV.

- Tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” vào đầu khóa của mỗi năm học với các nội dung: phổ biến tình hình trong nước, quốc tế; quán triệt các nghị quyết, các thơng tư, chỉ thị, chính sách và chế độ của Đảng và Nhà nước có liên quan đến SV (học bổng, học phí, trợ cấp XH, tín dụng đào tạo, an ninh trật tự, nghĩa vụ quân sự...); các quy chế, nội quy của ngành, của trường; các kiến thức pháp luật; giáo dục an tồn giao thơng, dân số - mơi trường, giới tính, sức khỏe, phịng chống tệ nạn XH và tội phạm...

 Cơng tác tổ chức hành chính

- Phịng CTHSSV cần xây dựng quy trình cho các nhiệm vụ cơng tác tổ chức hành chính trong QLSV, ví dụ như quy trình lưu trữ, quản lý, bảo quản hồ sơ SV; quy trình cấp, xác nhận các loại giấy tờ, xác nhận hồ sơ học bổng...

- Xây dựng cơ chế phối hợp với các đơn vị kết hợp đào tạo trong công tác tổ chức hành chính, đảm bảo SV được hỗ trợ kịp thời, thuận tiện nhất, tránh phải đi lại nhiều lần.

 Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên

89

- Phòng CTHSSV cần tham mưu, đề xuất với Ban Giám hiệu Nhà trường kế hoạch hoạt động tư vấn hỗ trợ SV, đặc biệt là tư vấn định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Phối hợp với các khoa, đặc biệt là đội ngũ giảng viên và cố vấn học tập trong công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp cho SV ngay từ khi vào học năm thứ nhất.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo tư vấn nghề nghiệp cho SV; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội chợ việc làm cho SV.

- Xây dựng mạng lưới các đối tác, các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các trường phổ thơng trên tồn quốc để hỗ trợ SV trong việc thực tập, thực tế, kiến tập nghề nghiệp và hỗ trợ tìm việc làm cho SV ngay sau khi tốt nghiệp.

3.3.4.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện

- Công tác CVHT của Trường ĐHGD đã được cán bộ và sinh viên đánh giá cao trong thời gian qua. Điểm mạnh này cần được phát huy trong việc tư vấn định hướng nghề nghiệp cho SV.

- Trường ĐHGD có đội ngũ học viên, cựu học viên, cựu sinh viên hiện đang công tác ở các trường phổ thông, các tổ chức, cơ sở giáo dục là điều kiện thuận lợi để xây đựng mạng lưới đối tác, hỗ trợ SV thực tập và tuyển dụng.

3.3.5. Nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của ĐHQGHN và việc phối hợp giữa Trường Đại học Giáo dục với các đơn vị

3.3.5.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Với mơ hình đào tạo kết hợp – kế tiếp (mơ hình a + b) mà hiện nay Trường ĐHGD đang thực hiện đào tạo cử nhân sư phạm, sự chỉ đạo điều hành của ĐHQGHN và việc phối hợp giữa Trường ĐHGD với các đơn vị kết hợp đào tạo và các đơn vị hỗ trợ đào tạo thuộc ĐHQGHN có ý nghĩa quan trọng, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác QLSV của Trường ĐHGD trong giai đoạn tới.

3.3.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

- Xác định những nhiệm vụ CTSV cần có sự phối hợp giữa Trường ĐHGD với các đơn vị như: tổ chức lễ khai giảng, tổ chức “Tuần sinh hoạt công

90

dân – SV” đầu năm học; xác nhận giấy tờ, thủ tục hành chính cho SV; xét cấp học bổng...

- Xây dựng quy trình cho các nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị thuộc các trường; thời gian hoàn thành.

- Giữ mối liên hệ trao đổi thông tin thường xuyên với các đơn vị kết hợp đào tạo và đơn vị hỗ trợ đào tạo trong các hoạt động CTSV thông qua các phương tiện liên lạc (điện thoại, email...) và định kỳ gặp mặt để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

- Trường ĐHGD cần báo cáo ĐHQGH về các vấn đề khó khăn, bất cập (nếu có) trong cơng tác QLSV của Trường để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời, đảm bảo hiệu quả và thông suốt trong việc phối hợp QLSV giữa Trường ĐHGD với các đơn vị.

3.3.5.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện

- ĐHQGHN luôn chỉ đạo sát sao hoạt động tổ chức đào tạo đối với các đơn vị thực hiện đào tạo theo mơ hình kết hợp – kế tiếp, như việc ban hành Quy định về tổ chức đào tạo đại học theo mơ hình kết hợp – kế tiếp ở ĐHQGHN; thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm và qua trao đổi, kiến nghị của các đơn vị đào tạo để điều chỉnh công tác phối hợp tổ chức đào tạo và QLSV cho phù hợp và đảm bảo hiệu quả quản lý.

- Trường ĐHGD, Trường ĐHKHTN và Trường ĐHKHXHNV là 3 đơn vị đào tạo đã có q trình gắn bó mật thiết trong khi thực hiện mơ hình đào tạo a + b nên việc điều chỉnh quy trình phối hợp trong QLSV có nhiều thuận lợi, nhận được sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và sự chủ động, tích cực trong triển khai thực hiện của đội ngũ cán bộ làm công tác QLSV của các đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên ở đại học quốc gia hà nội nghiên cứu trường hợp trường đại học giáo dục (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)