Quy chế dân chủ và công khai, minh bạch chưa được phát huy

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 69 - 70)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1 Những tồn tại vướng mắc

3.1.6. Quy chế dân chủ và công khai, minh bạch chưa được phát huy

Dân chủ cơ sở và vai trò giám sát của cộng đồng chưa được phát huy. Vai trò của người dân trong việc lập kế hoạch, giám sát xây dựng cơng trình chưa được coi trọng. Người dân chưa được tạo điều kiện để chủ động tham gia vào quá trình lựa chọn, tham gia xây dựng cơng trình, ít được cung cấp thông tin, tham khảo ý kiến. Nhiều nơi không được giao việc, chia sẻ công việc thi công để tạo việc làm và thu nhập.

Chưa có quy định đơn vị tư vấn khi lập dự án hoặc trước khi trình cấp trên duyệt dự án phải thông qua ý kiến của nhân dân hoặc hội đồng nhân dân xã. Việc lập dự án quy hoạch, kế hoặc đầu tư do các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, huyện thực hiện, khơng có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân các xã, chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành cấp trên với các cấp cơ sở. Vì vậy, khi triển khai ở cơ sở có nhiều vướng mắc, cơng trình phát huy hiểu quả kém, nhân dân khơng sử dụng được. Ví dụ một số cơng trình thủy lợi, nước sinh hoạt chỉ sử dụng ở một vài thời điểm có mưa lớn trong năm, một số chợ xây dựng ở nơi khơng phù hợp tập qn, thói quen sinh hoạt của dân nên khơng có người họp, trường học khơng có học sinh vi dân sống q phân tán…

Vai trị kiểm tra, giám sát của các ban giám sát xã chưa được đề cao, hoạt động chưa sâu sát và thường xuyên. Các hội đồn thể như Mặt trận tổ quốc, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên, những người có uy tín trong cộng

đồng như các già làng, trưởng bản… chưa được tuyên truyền, vận động để thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm cần phải tham gia. Một phần do chưa được trang bị kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý, kiểm tra giám sát, nhẩt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoặc chưa có sự động viên tích cực và thỏa đáng về mặt vật chất và tinh thần.

Chủ đầu tư, các cơ quan chức năng và đơn vị thi cơng cịn có quan niệm đây là cơng trình nhỏ, giá trị khơng lớn, phạm vi ảnh hưởng hẹp nên chưa chú trọng trong công tác quản lý, kiểm tra giám sát, một số nơi có hiện tượng thất thốt, lãng phí vốn.

Thực tế cho thấy, đối với cơng trình tại xã, nếu giao cho người dân tự làm, tham gia giám sát, đồng thời có sự tuyên truyền sâu rộng, vận động tốt thì người dân tham gia tích cực, có ý thức trách nhiệm đối với cơng trình của mình, việc bảo quản, sử dụng cơng trình sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w