Khí hậu, thời tiết và thủy văn

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.1.3Khí hậu, thời tiết và thủy văn

2.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu

2.1.1.3Khí hậu, thời tiết và thủy văn

Tun Hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa chính, lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 2.300 - 2.400mm, là vùng có lượng mưa cao nhất tồn tỉnh; nhiệt độ bình qn 22 - 23oC.

- Thủy văn: Toàn huyện chịu ảnh hưởng bởi lưu vực hệ thống Sông Gianh (Rào Nậy, Rào Trổ), Sông Nan, Ngàn Sâu, Khe Nét, Khe Núng, Khe Hà, Khe Dong, Khe Tre, khe Hồ Bẹ… Sơng ngịi của huyện có đặc điểm là ngắn và dốc nên tốc độ dịng chảy rất lớn. Về mùa khơ, nước mặn dâng lên xâm nhập đến Minh Cầm gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên nước

Với số lượng sông suối phân bố dày đặc và rộng lớn, huyện Tuyên Hóa có tiềm năng về nguồn nước ngọt rất lớn. Hiện tại huyện có 3 dịng sơng lớn chảy qua: Sông Gianh (hai nhánh: Rào Trổ, Rào Nậy); Sông Nan; sơng Ngàn Sâu và có nhiều suối nhỏ. Nguồn tài ngun này trong thời gian qua vẫn chưa được khai thác sử dụng đúng mức, chỉ mới sử dụng một lượng nhỏ phục vụ cho tưới tiêu trong nông nghiệp.

Tài nguyên rừng và đất rừng

Theo tài liệu kiểm kê đất đang sử dụng đến ngày 01/01/2010, huyện Tuyên Hóa có 93.803,6 ha đất lâm nghiệp, chiếm 92,41% trong tổng diện tích đất nơng nghiệp. Trong đó: Rừng phịng hộ 31.679,99 ha, chiếm 33,8%; rừng sản xuất 62.123,6 ha, chiếm 66,2% so với diện tích đất lâm nghiệp.

Thảm thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, đinh, gụ, pơmu… và nhiều loại thú quý hiếm như dê sừng thẳng, trĩ sao, gà lơi, các loại bị sát và các lồi thú móng guốc khác.

Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu điều tra của ngành Địa chất thì Tun Hóa là huyện có nhiều loại khống sản q hiếm và quan trọng, có loại có trữ lượng rất lớn. Tỉnh đã có quyết định số 68/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khống sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, theo đó huyện Tuyên Hóa có nhiều loại khống sản được phép thăm dị, khai thác.

Tài ngun du lịch

Tun Hóa là một huyện miền núi với nhiều địa danh đã đi vào huyền thoại như Cao Mại, Minh Cầm, Đồng Lê, Kim Lũ, chợ Cuồi... cùng với các di tích lịch sử như Lèn Hà, lèn Khe Vi, hang 12 chiến sỹ bị chết tại xã Thanh Hóa... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch

Tuyên Hóa có lễ hội đua thuyền truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hóa, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, động viên lao động và hấp dẫn khách du lịch.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 34 - 35)