Huy động sự đóng góp của nhân dân cịn q ít, mục tiêu việc làm chưa tạo được

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 71)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1.9.Huy động sự đóng góp của nhân dân cịn q ít, mục tiêu việc làm chưa tạo được

3.1 Những tồn tại vướng mắc

3.1.9.Huy động sự đóng góp của nhân dân cịn q ít, mục tiêu việc làm chưa tạo được

chưa tạo được

Trong 3 năm thực hiện CT 135 giai đoạn III, việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân trên địa bàn hưởng lợi rất ít, nhiều xã khơng huy động được ngày cơng nào, mặc dù có nhiều cơng việc người lao động bình thường có thể tham gia như: đào đất đá, vận chuyển vật liệu,… Chưa có cơng trình nào xã đứng ra tổ chức cho dân làm thậm chí ngay cả khi xã làm chủ đầu tư. Việc thực hiện phương châm xã có cơng trình, dân có việc làm và huy động sức dân trong tổ chức thực hiện vẫn cịn yếu, các ơng trình chủ yếu đang được giao cho các nhà thầu tổ chức thực hiện, khối lượng cơng việc nhân dân tham gia vào cịn hạn chế.

Phần nhiều cơng trình do các nhà thầu sử dụng nhân công ở các nơi khác thực hiện, chưa tạo việc làm và thu nhập đáng kể cho dân tại xã. Người dân thường làm thuê cho các đơn vị nhận thầu những công việc đơn giản như vận chuyển vật liệu, san lấp mặt bằng, đào

đắp… chưa học hỏi được cách thức, kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng cơng trình. Giá th nhân cơng thấp hơn so với đơn giá nhân công quy định. Các xã chưa chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân để tham gia xây dựng cơng trình như cơng khai danh mục đầu tư, khối lượng cơng việc dân có thể đảm nhận, chưa đưa yêu cầu sử dụng nhân công tại thành một tiêu chuẩn để xét lựa chọn nhà thầu. Một số xã tuyên truyền, vận động chưa tốt nên người dân không biết để tham gia, một phần do phong tục tập quán đồng bào không phù hợp với yêu cầu tiến độ công việc, nhất là các dịp lễ hội, vào mùa làm nương rẫy.

3.1.10. Lồng ghép các chương trình dự án khác cịn bất cập

Việc lồng ghép các CT mục tiêu trên địa bàn các xã 135 là chủ trương đúng, nhưng chưa có định hướng giải pháp rõ ràng, và trên thực tế cũng rất khó lồng và mỗi CT có mục tiêu riêng, bộ máy quản lý, cơ chế chính sách riêng, có u cầu chuyên môn kỹ thuật, kế hoạch huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện khác nhau. Thực tế việc lồng ghép được thực hiện trên hình thức, chưa có sự gắn kết hữu cơ với nhau. Công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn chưa thống nhất, nhiều đầu mối quản lý nên có tình trạng đầu tư chồng chéo, trùng lặp, lãng phí hoặc có lĩnh vực bị bỏ trống.

3.1.11. Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá chưa được xây dựng đầy đủ, cócăn cứ khoa học và đáng tin cậy căn cứ khoa học và đáng tin cậy

Hệ thống thông tin, báo cáo đánh giá hiệu quả KTXH, đánh giá những tác động khi khai thác sử dụng cơng trình chưa được xây dựng một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, chưa đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy cao. Việc giám sát, đánh giá nặng về số liệu thống kê như số lượng cơng trình, số lớp, số cán bộ đào tạo mà chưa có đánh giá thực chất hiệu quả hoạt động. Chưa đánh giá cụ thể mức độ tác động của CT đến đời sống và sản xuất. CT cùng thực hiện trên các địa bàn với các CT lồng ghép khác nên trong kết quả phát triển KTXH, khó có thể tách riêng phần tác động của CT 135. Do vậy, các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương không đánh giá được chính xác hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng các cơng trình trong từng địa phương. Các nhận xét, đánh giá mới dừng ở ý kiến chung chung, hoặc có số liệu định lượng thì cũng chưa có đủ cơ sở xác nhận phương pháp thu thập là phù hợp và chính xác, khách quan.

Công tác thông tin, báo cáo chưa tuân thủ đúng quy định, báo cáo thiếu, chậm, chưa thường xuyên, khơng đầy đủ, thậm chí khơng chính xác, gây khó khăn cho việc thep dõi

kết quả và đánh giá hiệu quả. Thực hiện chế độ báo cáo đa số các chủ đầu tư báo cáo chậm, thậm chí khơng có báo cáo, nhiều Ban quản lý báo cáo thiếu chính xác, sai mẫu quy định, chậm trể, gây khó khăn cho cơng tác tổng hợp, báo cáo của cơ quan thường trực CT… Mặt khác, trình độ quản lý và việc chấp hành kỷ luật chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan quản lý huyện, các xã chưa cao, khơng có chế tài xử lý về mặt hành chính hoặc tài chính (cắt giảm vốn) nên các địa phương vẫn không tự giác thực hiện.

3.2 Một số giải pháp

Trong những năm qua, Đảng và nhân dân huyện Tuyên Hoá đã cố gắng hết sức để thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, cũng như chương trình 135. Tuy nhiên, do nhiều yêu tố khách quan cũng như chủ quan nên việc triển khai chương trình vẫn cịn gặp nhiều bất cập. Để đạt được kết quả tốt hơn, trong những năm cịn lại của chương trình 135 giai đoạn III cần chủ trương thực hiện tốt các giải pháp sau:

3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo điều hành

Con người là nhân tố quan trọng, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện triển khai dự án, đặc biệt là đội ngủ cán bộ quản lý, chỉ đạo điều hành. Chính vì vậy, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật thông tin đối với đội ngủ cán bộ cơ sở về kiến thức, kỹ năng thực hành công tác quản lý đầu tư và xây dựng.

Trong cơng tác chỉ đạo cần bố trí đầy đủ và hợp lý cán bộ chuyên trách, phân bổ trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo, quy đổ trách nhiệm cho nhau khi xảy ra sự cố. Và đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa về chất lượng kiến thức, kỹ thuật cho đội ngủ cán bộ cấp xã. Chú trọng kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo các chương trình, dự án. Cần thành lập Tổ chuyên viên giúp việc cho các Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án. Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở thơng qua quy hoạch, có kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng quản lý, điều hành thực hiện các chương trình, chính sách. Thực hiện tốt việc luân chuyển và tăng cường cán bộ cho cơ sở; chú ý phát hiện, xây dựng vai trò cá nhân tiêu biểu trong phong trào, bố trí sử dụng đúng nguồn nhân lực. Kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng, kế thừa các cán bộ đã qua thử thách và phát triển mới có chọn lọc. Tiếp tục thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ

chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo; thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện ln chuyển; có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí cơng tác sau khi hồn thành nhiệm vụ. Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ công tác tại miền núi, nhằm đáp ứng kịp thời nguồn lực về con người cho yêu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội của vùng.

3.2.2 Phát huy nguồn lực tại chỗ

Mặc chương trình xây dựng trực tiếp cho người dân hưởng lợi, nhưng khơng ít địa phương vẫn cịn tư tưởng ỷ lại, trơng chờ bao cấp của nhà nước, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Các cấp chính quyền cần có những chính sách thích hợp để huy động nguồn lực từ xã hội tham gia xây dựng cơng trình, chủ yếu là sức lao động của người dân đóng góp bằng ngày cơng lao động, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, vừa góp phần giải quyết vấn đề nhân công, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơng trình.

3.2.3 Tăng cường việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cho cấp huyện, xã,phù hợp với tính chất của từng dự án và điều kiện cụ thể của từng xã phù hợp với tính chất của từng dự án và điều kiện cụ thể của từng xã

Vấn đề phân cấp quản lý dự án, phân cấp chủ đầu tư, thống nhất đầu mối cơ quan chủ đầu tư đối với nhiều chương trình dự án có tính chất đặc biệt quan trọng. Việc phân cấp hợp lý sẽ tạo được những tác động tích cực và ngược lại sẽ làm hạn chế công tác quản lý nhà nước và dẫn đến hiệu quả chương trình, dự án khơng cao.

Việc phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng dự án sẽ được hướng vào việc tăng thêm quyền chủ động cho các cấp trong việc phê duyệt dự án và quyết định đầu tư. Sự phân cấp mạnh hơn trong quản lý dầu tư sẽ đi liền với việc giảm bớt các thủ tục hành chính trong q trình triển khai thực hiện chương trình.

Cần vận dụng một cách linh hoạt các cơ chế, chính sách, có sự phân cơng trách nhiệm quản lý nhà nước một cách khoa học, rà soát đánh giá về năng lực quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý… để xây dựng cơ chế phân cấp và các phương án hỗ trợ việc phân cấp một cách hợp lý.

UBND cấp huyện căn cứ vào cơ chế, chính sách, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã và vào nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn để quyết định bố trí đầu tư cụ thể, bảo đảm đầu tư đồng bộ và hiệu quả.

Từng bước phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và các cơng trình cơ sở hạ tầng có quy mơ nhỏ, kết cấu kỹ thuật đơn giản để nâng cao kiến thức quản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành cho cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời gắn trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc quản lý, tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả những cơng trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng.

3.2.4. Phân bổ nguồn vốn hiệu quả

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là có hạn, chính vì vậy chủ đầu tư và BQL dự án cần rà soát lại các đối tượng và địa điểm đầu tư, xác định các khu vực, các cơng trình đầu tư thiết thực, phát huy tác dụng nhanh, giải quyết kịp thời các yêu cầu cấp bách phục vụ đời sống và sinh hoạt.

Phân bổ nguồn vốn đầu tư phù hợp với tình hình của từng địa bàn, chú trọng đầu tư trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, hiệu quả mang lại không cao.

Tiếp tục rà sốt lại trên tồn bộ địa bàn để hồn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội có bước tiến mạnh mẽ hơn.

Ban quản lý chương trình 135 cần đúc rút kinh nghiệm từ các dự án trước để khẩn trương hoàn tất các thủ tục, đẩy nhanh tiến độ đối với các dự án chuyển tiếp và các cơng trình đang thi cơng, u cầu chủ đầu tư phải phối hợp chặt chẽ với nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thi cơng, nghiệm thu và giải ngân vốn, quyết tốn hồn thành cơng trình tránh tình trạng ứ đọng vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư tại cơng trình, kiểm sốt việc sử dụng vốn đúng mục đích. Cần tập trung nguồn vốn đầu tư “đủ độ” cho các chương trình, dự án. Địa phương nào đã được đầu tư Chương trình, dự án thì phải thực hiện dứt điểm và được kiểm tra, quyết tốn đưa cơng trình vào vận hành, khai thác khơng nên kéo dài việc đầu tư trong nhiều năm làm kém hiệu quả vốn đầu tư.

3.2.5. Công tác quản lý chất lượng thi công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các đơn vị điều hành dự án chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các dự án được giao đảm bảo chất lượng, yêu cầu đúng tiến độ.

- Lựa chọn, bố trí cán bộ đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, đạo đức để tham gia công tác giám sát, triển khai thi công và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

- Xây dựng kế hoạch, quy trình triển khai thực hiện và báo cáo Giám đốc Sở trước khi triển khai thi cơng đối với những dự án có yêu cầu cấp bách về tiến độ để phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu của người dân nhưng chưa có đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định.

- Thực hiện tốt cơng tác giải phóng mặt bằng.

- Tn thủ đầy đủ các quy định, quy trình trong giám sát, thi cơng, nghiệm thu và thanh quyết tốn cơng trình. Cán bộ kỹ thuật, tư vấn giám sát phải thường xuyên có mặt trên cơng trình.

- Tăng cường cơng tác thanh, kiểm tra chất lượng thi công. Kiên quyết xử lý, yêu cầu tháo dỡ nếu thi công không đảm bảo chất lượng, buộc đơn vị thi công tự khắc phục, không sử dụng ngân sách dưới mọi hình thức. Đề xuất các hình thức xử lý vi phạm đối với các tập thể, cá nhân liên quan nếu có.

- Đối với Chủ đầu tư, cần cơng khai hóa thơng tin về quản lý đầu tư theo quy định của Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Công khai địa chỉ, người chịu trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền giám sát đầu tư của cộng đồng và phản ảnh thông tin về giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Đối với nhà thầu, cung cấp các thông tin, trả lời, giải trình về các vấn đề liên quan đến dự án thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật khi cộng đồng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền giám sát đầu tư của cộng đồng.

3.2.6 Việc lồng ghép chương trình, dự án.

Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thốt các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, cần thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu và chương trình quốc gia trên từng địa bàn. Để tiến hành lồng ghép các chương trình, dự án trước hết cần đánh giá thực trạng, xem xét nguồn lực, trên cơ sở đó xác định các địa phương, vùng lãnh thổ, hay dự án cần lồng ghép. Việc lồng ghép các chương trình, dự án của một địa phương, vùng lãnh thổ, hay một dự án đạt hiệu quả cần tiến hành đồng bộ các giải

pháp cụ thể sau:

- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách pháp luật về việc lồng ghép các chương trình, dự án.

- Phát huy tính chủ động của các địa phương để phân khai, điều tiết nguồn vốn, hạng mục chương trình, lộ trình đầu tư phù hợp.

- Xác định phương thức đầu tư và phân bổ ngân sách để lồng ghép. - Giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong đầu tư.

3.2.7 Tổ chức thực hiện và quản lý sau dự án

Kết hợp việc quản lý, khai thác, sử dụng cơng trình hiệu quả với cơng tác duy tu, bảo dưỡng thường xun các cơng trình xây dựng.

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

Huyện Tuyên Hoá là một trong những huyện nghèo của tỉnh Quảng Bình. Nhờ có sự hỗ trợ từ các chính sách, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia mà kinh tế - xã hội của huyện đã có những bước tiến rõ rệt.

Trải qua q trình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, đặc biệt là dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi diện mạo của huyện. Đảng và nhân dân địa phương đã đồng lịng đồng tâm dốc hết sức mình để thụ hưởng hỗ trợ từ Chính phủ, sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ đúng hướng, phát huy hiệu quả vốn NSNN,

Chương trình 135 giai đoạn II ln được sự quan tâm chỉ đạo Ban dân tộc tỉnh,

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 71)