0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Công tác triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG DỰ ÁN HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 47 -48 )

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2 Thực trạng triển khai dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương

2.2.2 Công tác triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện

địa bàn huyện Tuyên Hoá

Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng là một dự án quan trọng, có nguồn vốn đầu tư lớn nhất trong chương trình 135 của Chính phủ. Đối với các dự án này UBND huyện phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, UBND xã phê duyệt thiết kế bản vẽ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng và dự tốn.

Về lựa chọn nhà thầu xây lắp: UBND huyện phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và kết quả đấu thầu. UBND xã phê duyệt hồ sơ yêu cầu (trong xét chỉ định thầu), tổ chức đấu thầu, xét thầu.

Về phân cấp xã làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: + Năm 2006: xã làm chủ đầu tư 7/9 xã;

+ Năm 2007: xã làm chủ đầu tư: 8/9 xã;

+ Năm 2008 và năm 2009: xã làm chủ đầu tư 8/9 xã

+ Năm 2010: xã chủ đầu tư 9/9 xã và 11 thơn đặc biệt khó khăn thuộc 7 xã khu vực II đều do xã làm chủ đầu tư.

+ Từ năm 2012 trên địa bàn huyện có 12 xã thuộc diện được hưởng chương trình 135 và 12/12 xã được phân cấp làm chủ đầu tư.

* Thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai và sự tham gia của nhân dân.

Việc lựa chọn cơng trình xây dựng đã bám vào đề án phát triển kinh tế - xã hội thuộc chương trình 135 được thơng qua hội nghị tại các thôn bản và thông qua hội nghị HĐND xã quyết định.

Thường trực HĐND xã, tổ chức mặt trận và các tổ chức đoàn thể, do Chủ tịch HĐND xã làm trưởng ban. Phối hợp với cán bộ của cơ quan tư vấn giám sát để chỉ đạo thi cơng đảm bảo chất lượng cơng trình.

Về ngun tắc xã có cơng trình, dân có việc làm: Nhìn chung một số lao động địa phương đã làm công cho nhà thầu để nhận tiền công; Người dân sản xuất vật liệu như cát, sạn theo hợp đồng với nhà thầu, do điều kiện không đủ vốn, kỷ thuật để đảm nhận các hạng mục cơng trình nên phần lớn cơng trình chưa khốn gọn cho người dân địa phương làm. Số ngày công người địa phương tham gia chiếm khoảng 10 - 15 % tổng số ngày cơng của mỗi cơng trình. Tiền cơng được nhà thầu trả cơ bản theo dự toán được duyệt và theo thoả thuận (khoảng 80.000 đồng đến 90.000 đồng/người/ngày đối với lao động thường và 100.000 đồng đến 120.000 đồng/người/ngày đối với lao động kỹ thuật).

* Cơ chế quản lý khai thác cơng trình sau khi hồn thành đưa vào sử dụng.

UBND huyện thường xuyên yêu cầu các địa phương hưởng lợi có kế hoạch cụ thể để tổ chức quản lý sử dụng cơng trình có hiệu quả; bảo vệ, duy tu bảo dưỡng thường xuyên để sử dụng lâu dài. Các xã đã huy động khoảng 500 ngày công/ năm để duy tu bảo dưỡng cơng trình. Giá trị ước tính khoảng trên 80 triệu đồng/ năm. Sử dụng có hiệu quả vốn duy tu bảo dưỡng để sửa chữa, nâng cấp các cơng trình bị xuống cấp.

* Cơng tác tun truyền về chương trình 135.

UBND huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, các cơ chế hoạt động của chương trình để người dân hiểu tạo sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện chương trình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG DỰ ÁN HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 47 -48 )

×