Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 27)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình thực hiện chương trình 135 ở 1 số tỉnh trên cả nước

Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi , là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà

nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên

gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân

sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm

2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).

Giai đoạn I (1997-2006)

Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một phó thủ tướng chính phủ; phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã hội.

Trong giai đoạn này có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi cơng), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí, v.v...

khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn cơng trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nơng thơn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cũng có đánh giá rằng hiệu quả của Chương trình 135 cịn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được.

Giai đoạn II (2006-2010)

Chương trình 135 giai đoạn II được thực hiện trên cơ sở của chương trình giai đoạn I nên chính quyền các cấp từ huyện đến xã, thôn bản, đặc biệt là các chủ đầu tư, BQL dự án có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác chỉ đạo, điều hành, quản lý tổ chức thực hiện các dự án nhằm đạt được mục tiêu chương trình đề ra.

- Chương trình 135 giai đoạn II có tính tồn diện hơn về cả lĩnh vực kinh tế cũng như xã hội. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tập huấn, đào tạo cán bộ xã,thơn, bản chương trình cịn bổ sung hợp phần hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý.

Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thơn, bn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135. Ở giai đoạn II, chương trình 135 được triển khai thực hiện đồng bộ và đạt hiệu quả hơn so với gia đoạn I. Cụ thể là:

Đảng và nhà nước hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn, bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mơ hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn ni gia súc, gia cầm có giá trị.

Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thơn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa cơng trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thơn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm

các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các cơng trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kĩ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động.

Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo

hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động.

Với việc hỗ trợ vật tư, giống, vốn, thiết bị kèm theo là tập huấn kiến thức, kỹ thuật.v.v. Dự án đã giúp nâng cao kiến thức sản xuất cho các đối tượng được hỗ trợ, giúp cho hộ nghèo phát triển sản xuất, góp phần quan trọng vào thành tích xóa đói giảm nghèo ở địa phương, kết hợp với các hợp phần khác của chương trình 135 đã làm thay đổi khá rõ bộ mặt các xã khó khăn. Đồng thời nâng cao trình độ và kiến thức về xây dựng và quản lý dự án cho cán bộ cơ sở nhất là cán bộ xã, mặc dù Dự án được triển khai ở các xã khó khăn, đa phần năng lực của cán bộ các xã hạn chế, những năm đầu chỉ có khoảng 10% số xã có đủ điều kiện làm chủ đầu tư đến năm 2010 đã có trên 80% xã đảm nhận được nhiệm vụ này. Quy chế dân chủ ở nông thôn được thực hiện ngày càng sâu rộng thơng qua việc bình xét, cơng khai đối tượng, mức hỗ trợ và giám sát thực hiện dự án. Hầu hết các địa phương chọn đối tượng hỗ trợ đã cơ bản đúng đối tượng theo quy định. Phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm được thể hiện ngày càng rõ nét ở địa bàn các xã 135. Nhà nước hỗ trợ kinh phí; ban hành cơ chế, chính sách; tổ chức tập huấn, đào tạo... Người dân tự bỏ công sức, tiền vốn, vay vốn ngân hàng; tự tổ chức sản xuất. Giai đoạn 2006 - 2010 đã giải ngân đạt 1.931.397 triệu đồng vốn kế hoạch được giao. Đối với riêng dự án hỗ trợ xây dựng CSHT Theo số liệu của Ban chỉ đạo chương trình135 Giai đoạn 2006 - 2010, các địa phương dự kiến xây dựng 23.700 cơng trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thơn bản ĐBKK; tổng nhu cầu vốn 22.957 tỷ đồng. Trong đó:

- Đường giao thơng thơn bản 7.560 cơng trình (chiếm 31,9%); - Thủy lợi 5.546 cơng trình (chiếm 23,4%);

- Trường lớp học 3.532 cơng trình (chiếm 14,9%);

- Nước sinh hoạt 2.298 cơng trình (chiếm 9,7%); điện 1.730 cơng trình (chiếm 7,3%), chợ 1.114 cơng trình (chiếm 4,7%), trạm y tế 925 cơng trình (chiếm 3,2%), nhà sinh hoạt cộng đồng 995 cơng trình (chiếm 4,2%).

Kết quả năm 2006 - 2009 đã triển khai đầu tư xây dựng 12.646 cơng trình đạt 53,4% so với kế hoạch, với số vốn đã thực hiện 7.892,737 tỷ đồng; trong đó: Đường giao thơng 3.375 cơng trình, thủy lợi 2.393 cơng trình, trường học 2.478 cơng trình, nước sinh hoạt 1.573 cơng trình, điện 995 cơng trình, chợ 367 cơng trình, trạm y tế 489 cơng trình, nhà sinh hoạt cộng đồng 976 cơng trình. Đến 31/12/2009 đã có 10.242 cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng, trong đó giao thơng 2.925 cơng trình, trường học 2.113 cơng trình, thủy lợi 1.987 cơng trình,...

Duy tu, bảo dưỡng cơng trình sau đầu tư: Từ năm 2008, ngân sách trung ương (NSTW) đã bố trí vốn bằng 6,3% kế hoạch vốn đầu tư cho các địa phương thực hiện cơng tác duy tu bảo dưỡng cơng trình hạ tầng sau đầu tư. Đa số các địa phương triển khai thực hiện khá tốt, có khoảng 5 - 7% cơng trình sau đầu tư được duy tu, bảo dưỡng, góp phần nâng cao tính bền vững cơng trình.

Những kết quả trên đã làm thay đổi nhanh và thay đổi cơ bản diện mạo của nông thôn vùng dân tộc và miền núi, thực sự là lượng vật chất to lớn, góp phần thúc đẩy nhanh cơng tác xố đói giảm nghèo ở vùng này.

Nhiều địa phương đã hồn thành kế hoạch được giao: Bình Thuận (113,05%), Kiên Giang (105,6%), Thái Nguyên (100,1%), Quảng Ninh (100,07%), Phú Thọ (100,06%), Phú Yên (100,02%), Bà Rịa Vũng Tàu (100%), Bình Định (100%), Đắk Lắk (100%), Lâm Đồng (100%), Tây Ninh (100%), Bình Phước (100%), Hậu Giang (100%), Sóc Trăng (100%), Tun Quang (100%), Ninh Bình (100%), Nghệ An (100%), Cà Mau (100%), Hà Tĩnh (100%), Bắc Giang (100%),....

Số lượng hộ được hưởng lợi từ dự án là: 2.243.987 hộ Dự án đã thực hiện các hoạt động:

- Hỗ trợ giống cây trồng trên 400 tỷ đồng, gồm: giống cây lương thực trên 12.000 tấn và gần 75 triệu cây công nghiệp, đặc sản và cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Hỗ trợ giống vật nuôi gần 390 tỷ đồng gồm: gia súc trên 300.000 con, gia cầm trên 1.300.000 con, thủy sản trên 18 triệu con.

- Hỗ trợ trên 480.000 tấn với giá trị gần trên 215 tỷ đồng vật tư chủ yếu phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.v.v.

- Tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật cho khoảng 927.000 lượt người.

- Hỗ trợ trên 250.000 máy, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm với giá trị khoảng 345 tỷ đồng.

- Xây dựng trên 6.600 mơ hình để phổ biến và nhân rộng với kinh phí trên 170 tỷ đồng. Về huy động và lồng ghép các nguồn lực để thực hiện như: Khuyến nông, khuyến lâm khuyến ngư; Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chuyển đổi cây trồng thay thế cây chứa chất ma túy; phát triển hạ tầng nông thôn; Thủy lợi.v.v. Với tổng số vốn trên 13.600 tỷ đồng, trong đó: NSTW trên 10.500 tỷ đồng.

Huy động nguồn lực từ các tổ chức Quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương để thực hiện các dự án phát triển sản xuất, giảm nghèo, phát triển hạ tầng nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường.v.v. Với tổng số vốn trên 1.900 tỷ đồng.

Giai đoạn III (2012-1015)

Năm 2011 và năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn thực hiện chương trình 135 cho các địa phương thực hiện, nhiều tỉnh đã triển khai, tổ chức thực hiện tốt, song một số địa phương còn lúng túng trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình. . Tổng quan về vốn thực hiện chương trình:

- Vốn ngân sách nhà nước: 23.000 tỷ đồng - Vốn huy động từ các nhà tài trợ: 5.000 tỷ đồng - Vốn người dân tham gia đóng góp: 2.000 tỷ đồng - Vốn tín dụng: (số hộ x định mức = tổng cụ thể)

TỔNG SỐ: 30.000 tỷ đồng cho 5 năm (2011 – 2015) ~ 6.000 tỷ đồng/năm.

1.2.2 Tình hình thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Tun Hố

Sau khi tiếp thu chủ trương của Trung ương về triển khai chương trình 135 giai đoạn II, UBND huyện Tun Hố đã kịp thời phổ biến các quan điểm, chủ trương, mục tiêu

của Chương trình 135 giai đoạn II. Thành lập Ban chỉ đạo chương trình 135 huyện giai đoạn II do đồng chí Phó chủ tịch UBND Huyện làm trưởng ban, Trưởng các ngành chức năng và chủ tịch UBND xã thực hiện chương trình 135 làm thành viên. Các văn bản của Trung ương, Quyết định của Chính phủ, Thơng tư liên tịch số 01/2008TTLT-UBDT- KHĐT-NNPTNT ngày 16/9/2008 hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010; Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 06/3/2009 … đã được UBND Huyện chỉ đạo triển khai quán triệt cho các xã, các BQL đầy đủ và kịp thời, đôn đốc, hướng dẫn chỉ đạo các chủ đầu tư, BQL dự án thực hiện tốt chương trình

Ban chỉ đạo chương trình 135 huyện đã phân công các thành viên phụ trách các xã thực hiện chương trình để theo dõi, hướng dẫn và nắm tinh thần các xã trong dự án xây dựng CSHT, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tham mưu cho UBND huyện sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình hàng năm để rút kinh nghiệm chỉ đạo kịp thời.

1.2.3 Tình hình tổ chức quản lý các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng trongchương trình 135 trên địa bàn huyện Tun Hố chương trình 135 trên địa bàn huyện Tun Hố

Thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành hướng dẫn cho các địa phương thực hiện đúng tinh thần của Thông tư liên tịch số: 05/2013/TTLT- UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Liên bộ về việc hướng dẫn thực hiện CT 135 giai đoạn III, trong việc giao chủ đầu tư, thành lập ban quản lý dự án, ban giám sát, lựa chọn cơng trình, quy hoạch, kế hoạch, giám sát hoạt động xây dựng, bàn giao khai thác cơng trình...

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HOÁ 2.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Tuyên Hóa là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, có ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Hương Khê, huyện Kỳ Anh và huyện Cẩm Xuyên của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hóa và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đơng giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình.

Tổng diện tích tự nhiên huyện Tun Hóa (theo số liệu năm 2010) là 115.098,44 ha, chiếm 14,27% và xếp thứ 5 so với toàn tỉnh. Trong số 20 xã, thị trấn của huyện thì xã Kim Hóa có diện tích tự nhiên lớn nhất là 18.488,77 ha chiếm 16,06%; thị trấn Đồng Lê có diện tích nhỏ nhất 1.075,18 ha, chiếm 0,93% diện tích tồn huyện .

Tuyên Hóa có tuyến đường sắt Bắc - Nam; tuyến đường Xuyên Á (12C), nối từ Vũng Áng đến biên giới Việt - Lào đi qua thị trấn Đồng Lê, đây là con đường nối liền ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan; đường Quốc lộ 12A nối liền huyện Quảng Trạch với Tuyên Hóa; hệ thống đường tỉnh lộ; cùng hệ thống đường sông (Sông Gianh, với 2 nhánh: Rào Trổ và Rào Nậy; sông Ngàn Sâu; Sông Nan) chảy qua.

Với vị trí như vậy, Tun Hóa có nhiều cơ hội để tiếp nhận những tác động tích cực từ bên ngồi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.1.2 Địa hình

Tun Hóa nằm về phía Tây - Nam dãy Hồnh Sơn, giáp với dãy Trường Sơn, có địa hình hẹp, độ dốc giảm (nghiêng) dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, núi đá; cao trình vùng thấp từ 2 - 6m, cao trình vùng cao từ 25 - 100m. Địa hình phía Tây Bắc là núi cao và thấp dần về phía Đơng - Nam. Tồn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình chính:

- Địa hình núi cao trung bình: Phân bổ chủ yếu ở ranh giới phía Tây Bắc huyện, ở các xã Hương Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Kim Hóa, Ngư Hóa, Lâm Hóa, Thuận

Hóa giáp với tỉnh Hà Tĩnh và xã Cao Quảng ở vùng phía Nam huyện giáp với huyện Bố Trạch. Địa hình vùng này có đặc điểm là núi có độ cao trung bình 300 - 400m, một số đỉnh có độ cao trên 700m; địa hình bị chia cắt mạnh, sườn núi có độ dốc lớn với các khe hẹp, lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng nghèo và trung bình.

- Địa hình vùng gị đồi đan xen các thung lũng: Phân bổ chủ yếu dọc sơng Gianh (Rào Nậy, Rào Trổ). Bao gồm: Lê Hóa, Đồng Hóa, Thạch Hóa, Sơn Hóa, Nam Hóa, Đồng Lê. Đặc điểm địa hình gồm các đồi có độ cao từ 20 - 50 m có nguồn gốc hình

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện tuyên hoá, tỉnh quảng bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w