Đánh giá về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công

Một phần của tài liệu Tên đề tài dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh thaipro (Trang 55 - 59)

5. Kết cấu của khóa luận

2.4. Đánh giá về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công

Công ty TNHH Thaipro

2.4.1. Thành tựu

Với môi trường làm việc năng động, các nhân viên đều có kinh nghiệm làm việc, các thành viên không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức nghiệp vụ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Bên cạnh đó là trình độ ngoại ngữ tốt, tạo nên môi trường làm việc hiệu quả.

Thị trường chính của cơng ty là Mỹ, Úc và Canada, ngồi ra thị trường Châu Á cũng được hướng tới nhưng chưa mạnh và cạnh tranh. Tệp khách hàng chủ yếu là các nhà máy và khách hàng thương mại, có lượng hàng ổn định hàng tháng và loại mặt hàng phong phú.

Mỗi bộ phận trong công ty sẽ được phân công nhiệm vụ rõ ràng và phải chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. Việc phân chia công việc cụ thể theo từng phịng ban giúp mọi người có thể phát huy hết khả năng chun mơn của mình.

Cơng ty có nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp lớn, ký kết hợp đồng với hãng tàu, các địa lý trong và ngồi nước nên có nhiều ưu đãi về giá cước và booking.

Với mỗi nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận một lượng khách hàng quen thuộc, chịu trách nhiệm liên lạc thường xuyên và cập nhật tình hình cho khách hàng. Điều đó tạo nên sự tin tưởng cho khác hàng, giữ chân khách tiếp tục đồng hành cùng công ty. Hiện tại, công ty đã có một lượng khách hàng quen thuộc nhờ những chính sách đãi ngộ, sự chăm sóc nhiệt tình của nhân viên.

2.4.2. Hạn chế

Việc giữ chân khách hàng gặp khó khăn vì một số khách hàng có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường không phải thế mạnh của công ty nên công ty không thể cung cấp mức giá hợp lý cho khách hàng.

Ngoài ra việc giữ chân khách hàng lớn cũng gặp khó khăn khi các chính sách thanh tốn chưa được phong phú như các FWD khác trên thị trường.

Việc liên lạc với khách hàng đầu Mỹ và Canada gặp nhiều khó khăn khiến thời gian làm hàng và xử lý hàng lâu hơn. Ngồi ra, vì ngơn ngữ trao đổi là khác nhau nên nhiều nhân viên chưa thể cung cấp thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu cho khách hàng nước ngồi. Khách hàng khơng chỉ sử dụng tiếng Anh mà còn tiếng Nhật, Hàn, nếu nhân viên khơng thể sử dụng ngoại ngữ thì việc giao tiếp là rất khó.

Cùng với sự phát triển của công ty và sự ra đời của các FWD, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, khiến việc kinh doanh của cơng ty gặp khó khăn. Ngồi ra, cơng ty cũng gặp khó khắn trong việc tìm kiếm khách hàng mới khi đa số các công ty giao nhận lâu năm đã hợp tác và đã có một lượng khách hàng quen thuộc, để nhà máy hay khách hàng thay đổi đại lý cung cấp dịch vụ giao nhận là rất khó.

Thời gian giao nhận đôi khi bị chậm trễ. Trong một số giai đoạn của quy trình

Khi liên hệ lấy booking cho tuyến hàng

Giá không được cạnh tranh với một số đơn vị vận chuyển khác có hợp đồng trực tiếp với hãng tàu.

Hơn nữa trong tình hình cạnh tranh gay gắt về giá cả như hiện nay, để thu hút khách hàng, công ty phải cung cấp dịch vụ chất lượng cao với mức giá hợp lý. Điều này rất khó trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Cơng ty ln muốn đưa ra mức giá hợp lý để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận của mình. Vì vậy, chính sách cân bằng đầu ra và đầu vào khơng hợp lý thì dễ đánh mất khách hoặc ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Khi làm chứng từ xuất khẩu

Vì cơng ty không phát hành được vận đơn HBL và cũng không tự file AMS được, nên những bước này sẽ do nhân viên chứng từ bên FWD làm và gửi lại thông tin cho nhân viên chứng từ của cơng ty, nên khi phải sửa lại thơng tin thì sẽ mất thời gian hơn vì phải truyền thơng tin từ khách hàng qua FWD.

Làm thủ tục thông quan

Nhân viên chứng từ của công ty chưa được làm thủ tục thông quan vì những bước này nhân viên bên FWD sẽ làm nên nhân viên của công ty sẽ không rõ về các thủ tục khi thông quan một lơ hàng cần những gì và làm các bước như thế nào.

Thị trường chính và dịch vụ cung cấp

Quy trình cịn chịu chi phối bởi bên trung gian giữa hãng tàu và Thaipro nên nhiều khi khơng kiểm sốt được tình hình thực tế, khi có vấn đề phát sinh cần xử lý thường phải mất nhiều thời gian hơn vì cần truyển tin tức từ khách hàng đến được với hãng tàu.

2.4.3. Nguyên nhân

Cơng ty đang tập trung vào thị trường chính là Mỹ và Canada nên hầu như chỉ có giá cước biển cạnh tranh đi hai thị trường này. Nhưng nhu cầu của khách hàng luôn đa dạng và xuất khẩu hàng hóa sang Châu Á, Châu Âu thì cơng ty chưa thể cung cấp được mức giá cạnh tranh. Từ đó dẫn đến việc mất khách, khách hàng sẽ chọn lựa 1 nhà cung cấp giá có nhiều sự lựa chọn hơn.

Vịng vốn cịn ít, khả năng quay vịng vốn kém, vì vậy dối với dịch vụ giao nhận được yêu cầu phương thức thanh toán là prepaid và thời hạn thanh toán là ATD+5 days (sau ngày tàu chạy 5 ngày), nhưng hầu hết các nhà máy và nguồn khách hàng ở Việt Nam yêu cầu phương thức thanh tốn collect với cơng nợ 30 ngày. Viêc khả năng quay vòng vốn kém khiến công ty mất đi một lượng khách hàng nhất định.

Bên cạnh đó, cơng ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ do sự ra đời ngày cảng nhiểu của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân trong lĩnh vực giao nhận và đại lý hàng hải với những chính sách linh hoạt, cạnh tranh về giá cả và chính sách dành cho khách hàng.

Tệp khách hàng chính của Công ty là thị trường Châu Mỹ, Canada nên chênh lệch múi giờ, để làm việc với khách hàng và rất khó. Bên cạnh đó, phương thức làm việc chủ yếu qua mail nên quá trình hồi đáp lâu hơn so với việc gọi điện trao đổi trực tiếp, khiến thời gian làm hàng và xử lý đơn hàng lâu hơn.

Thời gian giao nhận đôi khi bị chậm trễ do sự liên kết của bên đơn vị vận chuyển với hãng tàu còn lỏng lẻo. Đặc biệt vào thời gian mà việc tắc nghẽn xảy ra ở cảng xuất, cảng đích hoặc cảng truyền tải, đơi khi sự cố xảy ra khi đổi tàu, hàng hóa lên tàu muộn

dẫn tới thời gian dự kiến hàng đến và thời gian thực tế hàng hóa đến cịn chênh lệch nhiều. Ngồi ra do cơng ty chưa có đủ phương tiện và phải đi thuê ngồi làm ảnh hưởng đến q trình vận chuyển hàng, mất tính chủ động trong thời gian giao nhận và khó kiểm sốt về chất lượng dịch vụ hơn.

Là một công ty mới tham gia vào lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển nên cơng ty chưa có được nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó để có được mức giá ưu đãi hơn so với thị trường thì cơng ty cần có agent ở Mỹ bảo lãnh kèm thêm điều kiện sở hữu FMC bond. Do chưa có FMC nên cước biển của cơng ty là mua qua 1 cầu, là bên co-loader có hợp đồng trực tiếp với hãng tàu nên giá sẽ bị cao lên một phần và làm cho giá không cạnh tranh với một số đơn vị dịch vụ vận chuyển khác có hợp đồng trực tiếp với hãng tàu.

Cũng chính vì lý do này mà cơng ty vẫn chưa thể đứng tên trên HBL và tự file được AMS, làm ảnh hưởng đến thời gian xử lý đơn hàng.

Do dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng rất lớn đến toàn thế giới, hoạt động giao nhận vì thế cũng bị ảnh hưởng từ đại dịch. Dịch bệnh làm gián đoạn hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nước thực hiện chính sách hạn chế, hoặc đóng cửa một số khu vực khiến cho việc giao nhận gặp nhiều khó khăn.

Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

Một phần của tài liệu Tên đề tài dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh thaipro (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)