Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Tên đề tài dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh thaipro (Trang 63 - 65)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3. Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (Inland Clearance Depot - ICD), đường bộ, đường sắt, đường song, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm…theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả.

Không chỉ phát triển vận tải đường biển mà việc mở rộng các tuyến đường vận tải nội địa (đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng…) và quốc tế cũng góp phần phát triển hoạt động logistics tại nước ta.

Hiện nay, giao nhận hàng hóa ở nước ta chủ yếu bằng đường biển nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho tuyến đường biển là một điều tất yếu. Nhà nước cần đầu tư xây dựng cảng container, cảng nước sâu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa.

Bên cạnh đó, nhà nước có thể lập các trung tâm giao nhận tại các vùng kinh tế trọng điểm để phân phối hàng hóa một cách tối đa. Xây dựng mạng lưới phân phối giữa chủ hàng và các bên giao nhận.

Xây dựng hệ thống pháp luật hợp lý liên quan dến lĩnh vực giao nhận.

Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và nhất quán với pháp luật quốc tế. Đây là một yếu tố để thu hút các nhà đầu tư, các nhà nhập khẩu, tạo tâm lý an toàn cho doanh nghiệp giao nhận.

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản các giấy tờ, thủ tục, đặc biệt là tại các cửa khẩu. Tránh để các nghị quyết, quy định về thủ tục xuất nhập khẩu của Bộ, Ban, Ngành chồng chéo ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Tăng cường các chính sách hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, việc Việt Nam gia nhập ASEAN, AFTA, APEC, WTO…Điều này giúp nước nhà nâng cao tầm thế và vị trí trên trường quốc tế. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tạo mối quan hệ thương mại, hai bên cùng có lợi với đối tác. Từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tạo điều kiện cho ngành giao nhận phát triển. Việc cạnh tranh với các doanh nghiêp nước ngoài đẩy mạnh năng lực cạnh tranh đối với các doah nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn…), tạo môi trường tự do cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử. Thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa tên hàng và mã hàng hóa.

Tăng cường sự chỉ đạo, định hướng của các cấp có thẩm quyền nhằm tạo mơi trường kinh doanh xuất nhập khẩu thơng thống và lành mạnh. Đồng thời xây dựng các chính sách thích nghi với yêu cầu trong tình hình mới giúp thúc đẩy hoạt động giao nhận vận tải nói chung và giao hàng hóa xuất khẩu qua đường biển nói riêng.

Nhà nước tạo điều kiện hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đảm baortyr giá ở mức hợp lý, công tác quản lý của Nhà nước về thương mại phải liên tục được chấn chỉnh, vươn lên bắt kịp với sự phát triển và diễn biến của thị trường trong và ngoài nước.

Nhà nước-cần dự8báo thị trường, giá cả vềưxăng dầu,... nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh!nghiệpmvà tiến#hành thường5xuyên để doanh0nghiệp có thể dự báo trước được những[cơ]hội/mới,pđồng’thời’cógthểdngăn^chặn8những-diễn=biến xấu có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Tên đề tài dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh thaipro (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)