Tình hình kinh doanh tiệc cưới ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu đa dạng và hoàn thiện hoá sản phẩm tiệc cưới nhà hàng continental palace - khách sạn continental saigon (Trang 29 - 33)

I. Thực trạng

1.Tình hình kinh doanh tiệc cưới ở thành phố Hồ Chí Minh

Hiệu quả từ mô hình kinh doanh nhà hàng tiệc cưới đã "kích" các doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng đầu tư, bù đắp cho khoản thua lỗ từ cao ốc và chung cư. Không ồn ào nhưng ngành công nghiệp tiệc cưới này có doanh thu gần

10,000 tỷ đồng/năm với lợi nhuận 20 - 30% cộng mức tăng trưởng 10 - 15% và rất nhiều yếu tố thuận lợi khác: đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, sinh lời cao...

Năm 2013, một loạt trung tâm hội nghị - tiệc cưới cao cấp được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Đông Phương Group có đến ba dự án, Ben Thanh Land hai trung tâm, Công ty PQC - chủ đầu tư White Palace và Liberty Corp - mỗi đơn vị triển khai thêm một điểm kinh doanh mới,... Những ngày này, dự án The Adora Grand View của Đông Phương Group trên đường Ngô Gia Tự đang vào giai đoạn hoàn tất trang trí nội - ngoại thất để đưa vào vận hành trong tháng 8 tới. Theo chủ đầu tư, sau khi đi vào hoạt động, The Adora Grand View sẽ là một trung tâm hội nghị - tiệc cưới có mặt tiền lớn nhất thành phố hiện nay (chiều dài mặt tiền đến 150m). The Adora Grand View có diện tích 22,000m2, vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, gồm 7 sảnh tiệc với sức chứa cùng lúc lên đến 5.000 khách.

Kể từ khi mô hình nhà hàng tiệc cưới chuyên nghiệp đầu tiên Sinh Đôi ra mắt, ước tính đến thời điểm này, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 120 trung tâm hội nghị - tiệc cưới, trong đó, một số thương hiệu được định vị ở phân khúc cao cấp như The Adora, Riverside Palace, Diamond Place, Metropole, Glorious, Saphire, Grand Palace...

Với lợi nhuận cao, ngày càng có nhiều dự án tương tự xuất hiện. Trong cuộc chạy đua vào trung tâm hội nghị - tiệc cưới, công ty Ben Thanh Land cũng đã khởi công hai dự án từ tháng 4 vừa qua. Trong đó, Claris Palace được xây dựng trên khuôn viên rộng 5,730m2 tại Thủ Đức với vốn đầu tư 40 tỷ đồng, đẳng cấp 4 sao. Cùng lúc đó, Công ty cũng khởi công dự án Trung tâm Nam Á Convention & Wedding tại quận Phú Nhuận và tăng vốn đầu tư mở rộng giai đoạn ba cho dự án Riverside Palace.

So với nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh trung tâm hội nghị - tiệc cưới đang mang lại doanh thu khá lớn. Theo khảo sát của một công ty chuyên kinh doanh nhà hàng tiệc cưới có tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, doanh thu của ngành này trên địa bàn đạt khoảng 10,000 tỷ đồng/năm. Tính bình quân, một trung tâm hội nghị - tiệc cưới có thể đạt doanh số khoảng 100 tỷ đồng/năm với lợi nhuận 20 - 30%, tăng trưởng doanh thu từ 10 - 15% hằng năm. Mỗi năm có khoảng 47,000 người kết hôn.

Theo phân tích của một nhà đầu tư bất động sản thì kinh doanh trung tâm hội nghị - tiệc cưới trong thời điểm này lợi thế hơn rất nhiều so với các dự án căn hộ, cao ốc văn phòng. Nếu cùng một diện tích, đầu tư vào căn hộ cao cấp hay cao ốc văn phòng cho thuê sẽ khó tìm khách hàng hơn đầu tư vào trung tâm hội nghị - tiệc cưới, bởi nhu cầu đang rất lớn và đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư vào lĩnh vực này không quá lớn (do quy mô các trung tâm hội nghị - tiệc cưới thường không quá nhiều tầng), khả năng thu hồi vốn nhanh (trung bình sau bốn năm các dự án đã được hoàn vốn), việc thu hồi công nợ không rủi ro như các lĩnh vực khác do khách hàng phải thanh toán ngay sau khi sử dụng dịch vụ. Hiệu quả từ mô hình kinh doanh này đã "kích" các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, thiết kế xây dựng chuyển hướng đầu tư. Điển hình là Công ty Ben Thanh Land, công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa, ...

Hơn 100 trung tâm tiệc cưới từ thấp đến cao cấp đang tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. Ông Huỳnh Văn Văn, Giám đốc trung tâm hội nghị - tiệc cưới Metropole, dự báo: "Dịch vụ tiệc cưới sẽ bão hòa trong vòng 5 năm nữa. Và khi cung vượt cầu, khách hàng có nhiều cơ hội để chọn lựa dịch vụ, nếu muốn tồn tại, cần phải khẳng định được chất lượng và để lại dấu ấn trong lòng khách hàng, khiến cho khách hàng quay trở lại cũng như chủ động giới thiệu thông tin đến người khác".

Cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tiệc cưới ở tất cả các phân khúc, từ bình dân, cấp trung cho đến cao cấp đang diễn ra. Tuy nhiên, nếu tính về số lượng, hiện nay, Đông Phương Group đang đứng ở vị trí số một tại thành phố Hồ Chí Minh với 5 trung tâm kinh doanh tiệc cưới.

Dù chưa đến ngưỡng bão hòa nhưng một số nhà hàng đầu tư tiền tỷ đã chết yểu. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, kinh doanh nhà hàng tiệc cưới bây giờ không dễ dàng như lúc trước. Để tồn tại, phải mở những trung tâm hoành tráng, trên các trục đường lớn và vị trí đẹp. Theo tính toán của các nhà đầu tư, một trung tâm tiệc cưới 6 sảnh tiệc có mức đầu tư từ 80 - 150 tỷ đồng. Đó là chưa kể đầu tư cho máy móc, trang thiết bị của nhà hàng. Chẳng hạn, một máy hấp đa năng nhập từ châu Âu với 40

khay, phục vụ cho 40 - 60 bàn tiệc có giá 40,000 USD. Để phục vụ cho 200 bàn tiệc, trung tâm đó cần phải có đến 5 máy như thế.

Khó khăn lớn nhất trong kinh doanh nhà hàng tiệc cưới là mặt bằng. Theo tính toán của một nhà đầu tư, vị trí mặt bằng chiếm đến 50% thành công của một nhà hàng kinh doanh tiệc cưới. Nhưng kiếm được một mặt bằng đẹp, nơi đông dân cư, giao thông thuận tiện với quỹ đất lớn trong điều kiện hiện tại là điều không dễ.

Bảng I.1: Bảng phân chia thị trường nhà hàng tiệc cưới ở thành phố Hồ Chí Minh

Top 1 (trên 5 triệu/bàn)

White Palace

Riverside Palace

Grand Palace

The Adora

Nguồn: Tài liệu tập huấn nhân viên nội bộ Nhà hàng tiệc cưới Vườn Cau năm 2013

Một phần của tài liệu đa dạng và hoàn thiện hoá sản phẩm tiệc cưới nhà hàng continental palace - khách sạn continental saigon (Trang 29 - 33)