AMiăng “SÁt thủ thầM Lặng”

Một phần của tài liệu so6-2015_full (Trang 46 - 48)

bà nguyễn hồng tú:

phơi nhiễm amiăng xảy ra khi hít vào những sợi mảnh chủ yếu từ khơng khí bị ơ nhiễm trong môi trường làm việc cũng như từ khơng khí xung quanh trong vùng phụ cận của điểm nguồn, hay khơng khí trong nhà có chứa các nguyên vật liệu có sợi amiăng. mức độ phơi nhiễm cao nhất xảy ra khi đóng gói các cơng cụ để chứa amiăng, trộn

lẫn với các nguyên vật liệu thô khác và cắt khô các sản phẩm có chứa amiăng bằng các cơng cụ để mài mòn. phơi nhiễm cũng có thể xảy ra trong khi lắp đặt và sử dụng các sản phẩm có chứa amiăng và bảo trì xe cộ, hoặc cũng có thể xảy ra với hậu quả của thảm họa thiên nhiên gây hư hại các tòa nhà.

hiện nay, khoảng 125 triệu người trên thế giới bị phơi nhiễm amiăng tại nơi làm việc, khoảng 1/2 số tử vong do ung thư nghề nghiệp được ước tính là do amiăng gây nên. Ngoài người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất có amiăng, người dân sử dụng các sản phẩm có chứa amiăng đều là đối tượng bị phơi nhiễm. ở việt Nam, khoảng 5.000 người lao động hiện đang làm việc, hàng chục nghìn cơng nhân đã từng làm việc và nhiều triệu người dân đang sử dụng các sản phẩm chủ yếu là tấm lợp có amiăng.

Tác hại của amiăng nâu và xanh đã rất rõ ràng nên việc

Nan giải trong quản lý, xử lý vật liệu, chất thải chứa amiăng chất thải chứa amiăng

Câu chuyện về amiăng đã thu hút sự chú ý của báo chí và dư luận xã sự chú ý của báo chí và dư luận xã hội trong thời gian qua. Một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay đó là việc thu gom, xử lý vật liệu, chất thải chứa amiăng còn hạn chế. Trong khi đó, cơng tác tun truyền cho người lao động, cũng như người dân về tác hại của amiăng chưa được quan tâm đúng mức. Để giải quyết vấn đề này cần sự chung tay của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông và cộng đồng để đất nước “khơng cịn amiăng” trong thời gian tới.

AMiăng - “SÁt thủ thầM Lặng”

amiăng là một nhóm khống chất tự nhiên dưới dạng sợi, chia thành 2 nhóm: Nhóm serpentine có dạng xoắn, được gọi là chrysotile (amiăng trắng) và nhóm amphibole (crocidolite - amiăng xanh và amosite - amiăng nâu). với những đặc tính ưu việt như độ bền cao, chịu nhiệt, có tính ma sát, cách điện, cách âm và giá thành rẻ, amiăng được xem là nguyên liệu “lý tưởng” trong sản xuất của các ngành xây dựng và công nghiệp nặng như: tấm lợp, ống dẫn nước, tấm mành cách lửa công nghiệp, má phanh xe ô tơ, cơng nghiệp hàng khơng, đóng tàu…

Từ những năm 1960, amiăng đã được sử dụng phổ biến ở việt Nam, chủ yếu là amiăng trắng và được sử dụng để sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng (hay còn gọi là fibrô - ximăng, gọi tắt là ac). Theo thống kê của Bộ cơng Thương, có 41 doanh nghiệp (DN) sản xuất tấm lợp ac. Trung bình mỗi năm, việt Nam nhập khẩu khoảng 50.000 - 60.000 tấn amiăng nguyên liệu, chủ yếu từ Nga (85%), Trung quốc, kazakhstan. Trong 10 năm gần đây, việt Nam luôn nằm trong tốp 10 nước tiêu thụ amiăng trắng nhiều nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, đáng nói là tất cả các loại amiăng, kể cả amiăng trắng đều được cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (iarc)

khuyến cáo là những chất độc hại, có khả năng gây ung thư cho con người, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, buồng trứng, trung biểu mô (màng tim, màng bụng, màng phổi), bệnh bụi phổi… và khơng có ngưỡng nào thực sự an toàn khi tiếp xúc với amiăng. amiăng khơng gây hại tức thì cho người tiếp xúc mà thường sau 20 - 30 năm mới

có triệu chứng và phát bệnh. Tổ chức y tế Thế giới (Who) cảnh báo, mỗi năm, thế giới có 107.000 người chết do các bệnh liên quan tới amiăng bao gồm: 41.000 người chết vì ung thư phổi, 7.000 người chết vì bụi phổi và 59.000 người bị ung thư trung biểu mơ. Trong đó, 80% các trường hợp bệnh ung thư trung biểu mơ có liên quan tới amiăng.

VBà Nguyễn Hồng Tú - chuyên gia WHO

Tại việt Nam, theo thống kê của cục quản lý môi trường y tế (Bộ y tế), các trường hợp ung thư trung biểu mơ được ghi nhận có xu hướng tăng, từ năm 1991 - 2.000, với 43 trường hợp và từ năm 2001 - 2010, đã tăng lên 73 trường hợp. Ts. lương mai anh, phó cục trưởng cục quản lý mơi trường y tế cho biết, amiăng như một “sát thủ thầm lặng”, nó xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hơ hấp, khi con người hít phải sợi amiăng (rất mảnh, mắt thường khơng nhìn thấy được) có trong khơng khí, sợi amiăng sẽ đi vào cơ thể và lưu lại trong phổi một thời gian dài. Theo thời gian, những sợi amiăng này tích lũy, gây ra sẹo và phát sinh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến hô hấp và gây suy giảm sức khỏe của con người. Những người có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến amiăng thường là nhóm người tiếp xúc trực tiếp với amiăng hàng ngày như công nhân của các nhà máy sản xuất tấm lợp, đóng tàu, khai thác và nghiền amiăng… hoặc người dân khi khoan, cưa, cắt, phá dỡ, đập các tấm lợp có amiăng, làm phát tán bụi amiăng ra khơng khí.

Ngày 19/9/2014, Văn phịng Chính phủ đã có Cơng văn sớ 7.307/VPCP-kGVX yêu cầu các Bộ, ngành liên quan phối hợp nghiên cứu, triển khai đánh giá ảnh hưởng của amiăng trắng với sức khỏe con người và giám sát hoạt động sản xuất, tiêu thụ và sử dụng amiăng trắng tại Việt Nam. Theo đó, Bộ Cơng thương báo cáo phương án không phản đối đề xuất đưa amiăng trắng vào phụ lục 3, Công ước Rotterdam; Bộ Xây dựng xây dựng lộ trình mục tiêu dừng sử dụng amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 20202; Bộ Y tế, Bộ khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh có liên quan đến amiăng; Các Bộ: Xây dựng, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, TN&MT tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất và sử dụng amiăng trắng về mơi trường làm việc, điều kiện an tồn, bảo hộ lao động... Quy định về môi trường đới với các sản phẩm thải có chứa amiăng trắng là chất thải nguy hại (CTNH).

cấm sử dụng amiăng đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tình và ủng hộ. Tuy nhiên, đối với amiăng trắng thì cịn nhiều tranh cãi. hiệp hội amiăng chrysotile quốc tế (ica) là tổ chức vận động mạnh mẽ, cổ súy cho việc sử dụng amiăng trắng. Tổ chức y tế Thế giới (Who) đã có tài liệu về amiăng trắng xuất bản năm 2014 và trả lời cho những tranh luận này. một số tranh luận như: có thật là amiăng trắng ít có hại hơn các loại amiăng khác và vì thế khơng cần phụ thuộc vào các biện pháp kiểm soát tương tự? Bằng chứng khoa học là rõ ràng rằng amiăng trắng gây ung thư phổi, thanh quản, buồng trứng, ung thư trung biểu mô và bệnh bụi phổi amiăng, cho dù nó có ít độc hại hơn các loại amiăng nâu, xanh trong việc gây ra ung thư. Thậm chí việc sử dụng được quản lý một cách phù hợp, các sản phẩm có chứa amiăng trắng bị hư hại và phát thải sợi amiăng vào mơi trường trong q trình bảo dưỡng, phá dỡ nhà, vứt bỏ chất thải xây dựng. Nguy cơ này có thể hồn tồn được ngăn chặn bằng việc ngừng sử dụng những sản phẩm này.

Tại việt Nam, trên 80% cơ sở sản xuất thủ công, lạc hậu, không đảm bảo an tồn vệ sinh lao động, vì vậy hậu quả càng nghiêm trọng. việt Nam thiếu số liệu về các ca ung thư trung biểu mơ do amiăng vì vậy cần nghiên cứu và phát hiện các ca ung thư trung biểu mơ, việc đo lường chính xác số lượng các ca cần có các hệ thống giám sát mang tính hệ thống ở cấp quốc gia trong khi các hệ thống này chưa có ở việt Nam. mặc dù vậy, những năm gần đây, Bộ y tế đã hợp tác với Bộ y tế Nhật Bản điều tra, khảo sát và đã khẳng định, số trường hợp bị ung thư trung biểu mô gia tăng hàng năm. Ngoài ra, việt Nam cũng cần xem xét bài học kinh nghiệm của các nước với bệnh ung thư trung biểu mô.

9Theo lộ trình, Việt Nam sẽ dừng sử dụng amiăng vào năm 2020, thời điểm này liệu có là q muộn khơng và để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần phải triển khai những biện pháp gì thưa bà?

bà nguyễn hồng tú: Tại

nhiều hội thảo, câu hỏi này đã được các đại biểu cho rằng quá muộn, cần ngừng sử dụng ngay. chính phủ việt

Nam đã ghi nhận tác hại gây ung thư của amiăng và đã cấm sử dụng amiăng nâu, amiăng xanh. Tuy nhiên, việc sử dụng amiăng trắng không chỉ tiếp tục mà còn tăng lên đáng kể trong những năm qua mặc dù có các kế hoạch của chính phủ về loại bỏ và cấm amiăng trắng trong vật liệu xây dựng đến năm 2004. các kế hoạch này đã bị hỗn lại đến năm 2010 và sau đó một lần nữa hoãn đến năm 2020. việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vật liệu lợp không amiăng từ hơn 5 năm qua và có nhiều vật liệu thay thế an tồn hơn, ít tốn kém trên thị trường. chúng ta khơng thể có bất kỳ biện minh nào cho việc tiếp tục sử dụng amiăng, nhất là hỗ trợ cho người nghèo, vì vật liệu khơng an tồn sẽ là nguy cơ bệnh tật cho họ và gia đình, đặc biệt là trẻ em.

các biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống và loại trừ bệnh liên quan đến amiăng là cấm hoàn toàn việc sử dụng amiăng. các hoạt động cụ thể sẽ nằm trong kế hoạch hành động quốc gia mà liên Bộ đang xây dựng.

9Xin chân thành cảm ơn bà!

Một phần của tài liệu so6-2015_full (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)