NhiễM đÁng bÁo động

Một phần của tài liệu so6-2015_full (Trang 44 - 45)

Đông mai vốn là làng quê thuần nông, tuy nhiên từ những năm 1978, người dân đã chuyển sang kinh doanh tái chế chì từ pin và ắc quy hỏng để phát triển kinh tế. Nghề tái chế chì đã đem đến thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong làng, nhờ đó làm đổi thay diện mạo một vùng quê nghèo khó. Tuy nhiên, tình trạng phát triển nghề nhưng khơng chú ý đến vấn đề BvmT đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân, tác động tới tình trạng sức khỏe, làm phát sinh ngày càng nhiều các bệnh, dịch nguy hiểm.

hiện nay, sau khi chịu những hậu quả nguy hại của nghề, cả thôn vẫn cịn có 13 hộ thu mua, tháo dỡ và tái chế ắc quy chì đang nằm xen kẽ trong khu dân cư. hầu hết, các cơ sở đều sử dụng công nghệ tái chế thủ công, người trực tiếp tham gia đều khơng có dụng cụ bảo hộ cần thiết. Nguyên liệu nấu chì là phế thải từ bình ắc qui hỏng được thu mua từ khắp nơi trong cả nước dồn về làng. sau khi phá dỡ bình ắc qui lấy lõi chì nấu thành phẩm, các phế thải cịn lại như nước axít bị đổ bừa bãi; tấm cách điện và vỏ bình để khắp đường làng ngõ xóm. Những chất thải của chì vơ tư xả ra mơi trường đã gây ô nhiễm độc hại khôn lường. Những ngày nắng nóng bụi chì và nước axít trong các cống rãnh bốc mùi khét lẹt; khi trời đổ mưa thì chảy bừa bãi, ngấm vào lòng đất, đọng đầy các ao hồ.

khơng khí trong thơn ln ngợp trong khói bụi của chì và bốc mùi ngột ngạt.

Năm 2003, làng tái chế chì Đơng mai đã được đưa vào Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý triệt để giai đoạn đến năm 2007 theo quyết định số 64/2003/qĐ- TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng chính phủ. Thực hiện quyết định nêu trên, uBND huyện văn lâm đã lập, triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề và di dời các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư. Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng tái chế chì Đơng mai đã được di dời ra khỏi khu dân cư, đồng thời thành lập 2 doanh nghiệp tái chế chì lớn là công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Thiên và công ty Trách nhiệm hữu hạn làng nghề Đông mai. Tuy nhiên, việc di dời chưa được thực hiện triệt để, hiện nay vẫn còn 13 hộ hoạt động nhỏ lẻ trong làng.

Tháng 5/2013, viện Blacksmith (mỹ) đã phối hợp với Trung tâm môi trường và phát triển cộng đồng - hội Bảo

vệ thiên nhiên và môi trường việt Nam tổ chức lấy 235 mẫu đất phân tích, hàm lượng chì đo được là từ 400 - trên 5.000 mg/kg (theo qcvN 03:2008/ BTNmT, hàm lượng chì cho phép trong đất dân sinh là 120 mg/kg). kết quả cho thấy, tình trạng ơ nhiễm chì trong đất tại làng nghề tái chế chì Đơng mai là hậu quả tích tụ sau nhiều năm từ các cơ sở sản xuất khơng có biện các pháp xử lý, giảm thiểu chất thải và từ hoạt động tái chế chì của 13 hộ sản xuất hiện đang tồn tại trong làng.

kết quả kiểm tra của Bộ y tế về tình trạng nhiễm độc chì tại thơn Đơng mai (tháng 12/2014) cho thấy: Nước ngầm - nước giếng khoan chưa xử lý và nước ngầm sau lọc sử dụng cho ăn uống, nước sạch tại trạm cấp nước của xã đều có hàm lượng chì nằm trong giới hạn cho phép theo qcvN 01: 2009/ByT đối với nước ăn, uống; Nước tại các kênh và rãnh thốt nước có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 1.000 lần theo

qcvN 08:2008/BTNmT

về chất lượng nước bề mặt;

khơng khí tại cộng đồng và nơi sản xuất tái chế chì đều có hàm lượng chì cao hơn tiêu chuẩn cho phép trong đó 3/5 mẫu khơng đạt theo TcvN 05:2009, 2/5 mẫu không đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn tại quyết định số 3.733/2002/ ByT; Đất tại hộ gia đình và vườn trong thơn có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép 10-16 lần theo qcvN 03:2008/BTNmT về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; rau có hàm lượng chì cao hơn giá trị giới hạn cho phép 1,3 lần theo qcvN 8-2:2011/ByT đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

Một phần của tài liệu so6-2015_full (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)