thương mại môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế
tRịnh Minh Anh - Phó Chánh Văn phịng
Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế
Trong 68 năm qua, đặc biệt là những
năm đầu của thế kỷ xxi, tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTo) đã làm được 2 cuộc cách mạng, đó là, tồn cầu hóa về thương mại hàng hóa đã làm cho sản xuất bùng nổ, dịch vụ gia tăng trên bình diện tồn cầu, nhờ đó, biên giới giữa các quốc gia trở lên “mềm” hơn, hàng hóa di chuyển nhanh hơn với chi phí thấp hơn; Tồn cầu hóa thương mại dịch vụ làm cho dịch vụ tự do di chuyển giữa các nước trên thế giới với chi phí thấp và chất lượng cao nhất.
Để đạt được thành tựu to lớn đó là nhờ việc WTo đã thiết lập được hệ thống định chế pháp lý gồm 16 hiệp định đa phương và 4 hiệp định nhiều bên (nay còn 2) về các vấn đề chung của thương mại quốc tế được cả thế giới áp dụng. Tuy nhiên WTo lại chưa làm được một số việc, đó là chưa xác lập được các định chế đa phương về môi trường, lao động… Tại sao lại vậy?
mặc dù vậy, trong nhiều hiệp định của WTo lại chứa đựng các điều khoản liên quan đến thương mại và môi trường. vấn đề thương mại và môi trường trong các hiệp định của WTo được thể hiện dưới dạng các điều khoản về tiêu chuẩn, quy trình sản xuất và chế biến, các quy định về nhãn mác, các hệ thống phí, lệ phí liên quan đến mơi trường đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu... hơn thế nữa, những động thái gần đây tại các cuộc đàm phán trong vịng Doha cho thấy, có thể WTo đang hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện một hiệp định đa phương về mơi trường. Bên cạnh đó, những hiệp định thương mại tự do (FTa) thế hệ mới như hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Tpp)... vấn đề thương mại và mơi trường đã được đưa vào đàm phán chính thức.