tRong bVMt
Ercs là một phương thức hợp lý để kiểm soát mức độ phát thải qua việc xác định tổng số giấy phép hoặc hạn ngạch thích ứng với khả năng tiêu huỷ chất thải của môi trường. Trong những năm gần đây, việc sử dụng giấy chứng nhận Ercs có thể chuyển nhượng như là cơng cụ chính sách mơi trường dựa trên thị trường đã được các nhà hoạch định chính sách ngày càng quan tâm. chính sách này cũng đã nổi lên như một cơng cụ kiểm sốt ô nhiễm hiệu quả từ những năm 2000. chứng nhận Ercs có thể chuyển nhượng đã trở thành một phương pháp tiếp cận môi trường ngày càng được chấp nhận ở nhiều nước. việc hình thành hạn ngạch phát thải hoặc tổng giấy phép phát thải với quyền được chuyển nhượng mua bán phù hợp với khả năng của môi trường là cách thức hiệu quả để kiểm sốt ơ nhiễm và đảm bảo được mục tiêu kinh tế. công cụ này áp dụng phổ biến với nước thải và khí thải tại các nước phát triển như mỹ, Thụy điển, Ba lan...
hiện nay, việc áp dụng
cơng cụ kinh tế có vai trò trong một số lĩnh vực: kiểm sốt ơ nhiễm, biến đổi khí hậu
(giảm phát thải co2) và bảo
tồn đa dạng sinh học. Thông qua các đặc điểm của Ercs, có thể thấy vai trị của cơng cụ kinh tế này được thể hiện qua một số vai trị sau:
Giữ gìn, nâng cao ý thức trong công tác BVMT: Thông
qua Ercs, các cơ sở phát thải nói riêng và cộng đồng nói chung sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng các nguồn năng lượng, đặc biệt các nguồn năng lượng có khả năng xả khí thải vào mơi trường: như nguồn năng lượng hóa thạch, các sản phẩm thiết bị, nguồn năng lượng gây hiệu ứng nhà kính.
Phát triển cơng nghệ mới:
Thơng qua các cam kết thực hiện giảm phát thải, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới có tính thân thiện hơn với môi trường. các công nghệ mới được áp dụng sẽ mang tính hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng các nguồn năng lượng phụ thuộc, các nguồn năng lượng mà gây nên sự phát thải, nguồn gốc của hiện tượng hiệu ứng nhà kính. các cơng nghệ mới được áp dụng sẽ khuyến khích các tổ chức, các nhà khoa học tham gia công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng các công nghệ mới hiệu quả hơn, thân thiện với môi trường hơn, đây chính là một trong những yếu tố tạo nên nền kinh tế xanh, góp phần phát triển hài hòa và bền vững.
Cân bằng phát triển giữa các khu vực địa lý: mỗi tấn khí
thải thải vào mơi trường ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều như nhau, vì vậy thông qua
Ercs của các khu vực khác nhau, sẽ tạo nên sự cân bằng trong phát triển của các khu vực địa lý. các khu vực khác nhau sẽ có sự liên kết với nhau để phát triển hài hòa hơn. về lý thuyết, các nước đang phát triển nhờ các dự án các bon mà có được sự đầu tư cho BvmT, tiếp nhận kỹ thuật tiên tiến (qua các dự án sử dụng cơ chế phát triển sạch hơn - cDm) và đồng thời cũng có thêm một khoản thu nhờ bán các chứng chỉ các bon cho các nước phát triển. các nước phát triển với tư cách là người mua trên thị trường các bon cũng tiết kiệm được chi phí để giảm thải các bon bởi các dự án thực hiện ở những nước đang phát triển sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với một dự án tương tự triển khai ở các nước phát triển.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế:
Ercs yêu cầu các cơ sở phát thải giảm lượng phát thải ở 1 mức cho phép, tuy nhiên cơ sở này cũng có thể tăng mức phát thải vượt quá quy định nếu mua được tín chỉ giảm phát thải của các cơ sở khác không dùng hết.
Thông qua Ercs, các cơ sở buộc phải cam kết giảm lượng khí thải của cơ sở, vì vậy mà các cơ sở phát thải phải tính tới việc đầu tư cho các cơng nghệ mang tính thân
thiện với mơi trường, các thiết bị chất lượng với yêu cầu làm giảm khả năng phát thải. việc hợp tác trao đổi về công nghệ, nghiên cứu về các lĩnh vực giảm thiểu mức độ phát thải sẽ có vai trị rất lớn trong việc phát triển và đẩy mạnh các công nghệ phù hợp, tiết kiệm năng lượng, các công nghệ thân thiện với môi trường sẽ được áp dụng nhiều hơn, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và BvmT.
Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT
Ercs cũng thúc đẩy phát triển các cơ chế quản lý môi trường một cách linh hoạt hơn. một trong số đó là cơ chế Bù trừ tín chỉ song phương (Bocm/Jcm) hay cịn gọi là cơ chế tín chỉ kết hợp (Jcm), sáng kiến được đưa ra bởi Nhật Bản trong việc hợp tác song phương với các nước đang phát triển như việt Nam để duy trì các hành động giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế bù trừ tín chỉ song phương (Bocm/Jcm). mục đích của Bocm/Jcm:Tạo điều kiện nhân rộng các công nghệ, sản phẩm, hệ thống, dịch vụ, và cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến có mức phát thải các
bon thấp, cũng như thực hiện các hoạt động giảm nhẹ và góp phần phát triển bền vững ở các quốc gia đang phát triển; Đánh giá hợp lý các đóng góp vào giảm hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính từ các nước phát triển theo một cách thức có thể định lượng được, thông qua các hoạt động giảm nhẹ được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển và sử dụng các kết quả đó để đạt được mục tiêu giảm phát thải của các quốc gia phát triển; góp phần đạt được mục tiêu cao nhất của uNFccc (công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) bằng việc hỗ trợ các hoạt động tồn cầu vì mục tiêu giảm hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính.
vai trị của Ercs trong quản lý và BvmT là một trong những yếu tố mới, quan trọng trong công tác và sự nghiệp BvmT và phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua ý thức trong công tác BvmT; phát triển nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới; cân bằng phát triển giữa các khu vực địa lý; Thúc đẩy hợp tác quốc tế; hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa
phát triển và BvmTn
Tài Liệu THaM kHảo