2.1. Tổng quan thị trường giày dép của EU
2.1.2. Các nguồn cung ứng
Nguồn cung bên trong EU
Theo số liệu của Trade Map, nhận thấy được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép của các nước trong EU hầu như bị chững lại. Sự biến động bên trong EU này một phần do sự kiện Anh rời khỏi EU gây ra, một phần từ yếu tố dịch bệnh tác động nên và ngoài ra sự cạnh tranh mạnh mẽ của các quốc gia châu Á cũng tạo ra sự ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu của các nước thuộc khu vực EU. Bình quân tăng trưởng xuất khẩu giày dép giai đoạn 2017-2021 từ nội khối của EU là 3,9%/năm.
Trong các quốc gia thuộc EU, 4 quốc gia Ý, Đức, Bỉ, Hà Lan vừa là những nhà cung ứng giày dép nằm trong 10 quốc gia xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, đồng thời là những nhà cung ứng nội khối lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu vô cùng ấn tượng thông qua bảng số liệu xuất khẩu giày dép của 10 quốc gia trong EU dưới đây.
19
Bảng 2.6: 10 quốc gia nội khối xuất khẩu giày dép vào EU giai đoạn 2017 – 2021
Đơn vị: Tỷ USD
Nhà cung
ứng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
EU 24,48 26,28 25,95 24,05 28,54 Ý 5,06 5,13 5,04 4,61 5,63 Đức 3,79 4,49 4,45 4,27 4,67 Bỉ 2,31 2,41 2,49 2,27 2,95 Hà Lan 2,1 2,15 2,2 2 2,72 Pháp 1,86 2,13 1,83 1,77 2,15 Ba Lan 0,86 1,02 1,41 1,78 2,13 Tây Ban Nha 1,71 1,79 1,77 1,55 1,75 Bồ Đào Nha 1,78 1,85 1,74 1,51 1,72 Romania 1,48 1,54 1,31 0,99 1,20 Slovakia 0,67 0,73 0,68 0,57 0,61
Nguồn: Trade Map
Ý là nước ln duy trì vị trí dẫn đầu trong cả giai đoạn 2017-2021, xuất khẩu giày dép vào EU chiếm hơn một nửa so với tổng xuất khẩu của Ý. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Ý đạt 5,63 tỷ USD, đây là năm Ý có tốc độ tăng trưởng cao nhất và nhanh nhất đạt 22,13%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của EU.
Đứng vị trí thứ hai trong 10 quốc gia xuất khẩu giày dép nội khối của EU là Đức với tốc độ tăng trưởng năm 2018 gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của EU với 18,47%/năm, đồng thời tốc độ giảm cũng thấp hơn EU và các nước. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Đức năm 2021 đạt đỉnh điểm với 5,63 tỷ USD, cao hơn so với trước khi dịch Covid xuất hiện, mặc dù có sự tăng trưởng nhưng được xem là thấp nhất so với 10 nước đứng đầu về xuất khẩu giày dép vào EU, chỉ đứng trước Slovakia với 8,06% tương đương 0,57 tỷ USD.
Bỉ là một trong ba nước đứng đầu về xuất khẩu giày dép nội khối của EU, tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 6,3%/năm, tăng từ 2,31 tỷ USD năm 2017 lên 2,95 tỷ USD năm 2021. Năm 2021 tăng 29,96% so với năm 2020. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất của Bỉ, đồng thời cao hơn một nửa so với tăng trưởng của EU và chỉ xếp sau Hà Lan với 36%.
20
Trong khi các nhà cung ứng nội khối kim ngạch xuất khẩu vào EU đều có sự sụt giảm vào năm 2020 do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp chỉ có Ba Lan vẫn duy trì được giá trị xuất khẩu tăng và là nhà cung ứng có sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất, năm 2018 tốc độ tăng trưởng đạt đỉnh điểm với 38,24%. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Ba Lan vào EU tăng từ 0,86 tỷ USD lên 2,13 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 25,4%/năm trong giai đoạn 2017-2021.
Romania là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh. Romania là quốc gia có tăng trưởng bình qn thấp nhất trong 10 quốc gia, kim ngạch Romania giảm mạnh từ 1,54 tỷ USD năm 2018 xuống 0,99 tỷ USD, sau đó tăng trở lại vào năm 2021 với tốc độ đạt 21,58%.
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép 10 quốc gia hàng đầu trong nội khối EU giai đoạn 2017 – 2021
Đơn vị: %
Nhà cung
ứng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
TTBQ EU 7,35 -1,26 -7,32 18,67 3,9 Ý 1,38 -1,75 -8,53 22,13 2,7 Đức 18,47 -0,89 -4,04 9,37 5,4 Bỉ 4,33 3,32 -8,84 29,96 6,3 Hà Lan 2,38 2,33 -9,09 36,00 6,7 Pháp 14,52 -14,08 -3,28 21,47 3,7 Ba Lan 18,60 38,24 26,24 19,66 25,4
Tây Ban Nha 4,68 -1,12 -12,43 12,90 0,6
Bồ Đào Nha 3,93 -5,95 -13,22 13,91 -0,9
Romania 4,05 -14,94 -24,66 21,58 -5,1
Slovakia 8,52 -7,11 -16,17 8,06 -0,02
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Nguồn cung bên ngoài EU
Bên cạnh nguồn cung bên trong EU, cịn có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ bên ngoài bởi các quốc gia châu Á. Các nhà cung ứng ngoại khối chính cho EU gồm có Trung Quốc, Việt Nam, Anh, Indonesia và Ấn Độ. Dưới đây là bảng tổng hợp kim ngạch 5 quốc gia xuất khẩu giày dép vào EU giai đoạn 2017-2021.
21
Bảng 2.8: 5 quốc gia ngoại khối xuất khẩu giày dép vào EU giai đoạn 2017-2021
Đơn vị: Tỷ USD
Nhà cung
ứng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Trung Quốc 8,65 8,89 9,26 7,47 7,63
Việt Nam 4,08 4,21 4,6 4 4,04
Anh 2,14 2,13 2,11 1,85 0,76
Indonesia 1,38 1,44 1,13 1,31 1,54
Ấn Độ 1,21 1,26 1,16 0,91 1
Nguồn: Bộ Công Thương và Trade Map
Thông qua bảng 2.8, nhận thấy được sự biến động của kim ngạch xuất khẩu giày dép của 5 quốc gia. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Trung Quốc là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu giày dép vào EU cao nhất, là nguồn cung ứng chính cho cả EU đồng thời cũng là công xưởng của thế giới. Năm 2017 – 2019, Trung Quốc có sự gia tăng mạnh từ 8,65 tỷ USD lên 9,26 tỷ USD nhưng năm 2020 là quốc gia đầu tiên có sự xuất hiện của dịch đã khiến đất nước này khơng kịp ứng phó làm cho nền kinh tế bị tác động mạnh kéo theo đó là kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU giảm mạnh xuống còn 7,47 tỷ USD, giảm 19,33%. Sự sụt giảm này được đánh giá là giảm sâu nhất trong giai đoạn 2017-2021 của Trung Quốc.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đứng vị trí thứ 2 trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong 5 quốc gia xuất khẩu giày dép hàng đầu vào EU. Theo thống kê từ Trade Map và Bộ Công Thương kim ngạch xuất khẩu ln có sự biến động tăng giảm qua các năm khá rõ rệt, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam đạt 4,08 tỷ USD năm 2017 tăng lên 4,6 tỷ USD năm 2019. Tình hình dịch bệnh tại thị trường EU diễn biến phức tạp khiến việc xuất khẩu gặp khó khăn, kim ngạch giày dép của Việt Nam sang EU giảm còn gần 4 tỷ USD giảm 0,6 tỷ tương đương với 13,06% so với một năm trước. Sau khi dịch bệnh dần được kiểm soát cùng với tác động của Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng trở lại với kim ngạch đạt 4,04 tỷ USD.
Năm 2019 Indonesia chứng kiến sự sụt giảm cao nhất trong 5 quốc gia xuất khẩu sang EU (giảm 21,53% so với năm 2018) do sự bất ổn về tình hình chính trị tại EU cũng như sự đầu tư cho hoạt động xuất khẩu giày dép bị sụt giảm. Đây là lần đầu tiên trong giai đoạn 2017-2021, Indonesia tụt xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp
22
hạng các quốc gia ngoại khối xuất khẩu giày dép sang EU với kim ngạch 1,14 tỷ USD.
Ấn Độ là quốc gia nằm trong 5 quốc gia xuất khẩu giày dép do khả năng phục hồi của nền kinh tế cùng năng lực sản xuất của đất nước đang ngày càng cải thiện. Bên cạnh đó Ấn Độ cịn liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị toàn cầu, thu hút vốn FDI và đồng thời đàm phán thỏa thuận thương mại với EU. Năm 2021, xuất khẩu giày dép của ấn độ có tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,89%.
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng của 5 quốc gia ngoại khối xuất khẩu giày dép vào EU giai đoạn 2017-2021
Đơn vị:%
Nhà cung ứng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Trung Quốc 2,77 4,16 -19,33 2,14 Việt Nam 3,19 9,26 -13,06 1 Anh -0,47 -0,94 -12,32 -58,92 Indonesia 4,35 -21,53 15,93 17,56 Ấn Độ 4,13 -7,94 -21,55 9,89 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp