3.3.1. Giải pháp đáp ứng quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu giày dép của EU
Thứ nhất, cần thành lập 1 trang thông tin để các doanh nghiệp Việt Nam có
thể nắm bắt thơng tin về thị trường EU dễ dàng hơn. Trang thơng tin này có thể cập nhật những chính sách, quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, đến các vấn đề môi trường… của EU và các nước trong khu vực để từ đó các doanh nghiệp có thể tiếp nhận thơng tin và đưa ra được những chính sách, đường lối đúng đắn nhằm đáp ứng được quy định, tiêu chuẩn mà EU đặt ra.
Thứ hai, các doanh nghiệp giày dép Việt Nam chỉ mới tự chủ được một phần
nguyên liệu đế giày và vải để sản xuất các loại giày vải cấp thấp, còn các nguyên phụ liệu cao cấp, các loại máy móc hầu hết đều phải nhập khẩu để phục vụ sản xuất. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển sản xuất nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm 40% - 45% (năm 2020) lên mức 60% trở lên để đáp ứng được điều kiện về quy tắc xuất xứ của các thị trường nhập khẩu trong EU và giúp Việt Nam giảm các chi phí về logistics đồng thời cải thiện vị thế sản xuất, làm gia công trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
60
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần đăng ký nhãn hiệu cho các loại sản
phẩm giày dép xuất khẩu của doanh nghiệp trên thị trường EU để đảm bảo việc không sử dụng bất hợp pháp các thương hiệu và mẫu thiết kế và tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp và tạo uy tín cho sản phẩm giày dép Việt Nam.
Thứ tư, doanh nghiệp cần nâng cấp hệ thống quản lý hóa chất, việc trang bị
những kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ về quy định hóa chất của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp sản xuất giày dép sang EU cần nắm rõ thành phần nguyên liệu không nằm trong danh sách các loại hóa chất bị cấm, bị hạn chế, đồng thời phải tuân thủ, sửa đổi cũng như thích ứng với tiêu chuẩn về hóa chất khi sản phẩm giày dép nhập khẩu vào EU. Ví dụ như sản phẩm giày dép sang thị trường Đức phải tuân thủ các yêu cầu về RSL của Viện giày Đức (CADS). Nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác với những thương hiệu quốc tế tại EU cũng phải tuân thủ yêu cầu ZDHC. Ngoài ra các doanh nghiệp sử dụng hóa chất được nhập khẩu vào một số quốc gia trong EU cần đảm bảo rằng các hóa chất khơng gây hại cho con người và môi trường.
3.3.2. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại sang EU
Gia tăng hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường: Thực tế các công ty thực hiện nghiên cứu thị trường bằng nhiều cách như thơng qua đối tác do đó việc thu thập thông tin thị trường thường thụ động hay các doanh nghiệp tự thực hiện, hoặc qua các tổ chức Nhà nước như các trung tâm hỗ trợ xúc tiến, các hiệp hội ngành…
Xúc tiến thương mại có vị trí và vai trị vô cùng quan trọng trong việc tạo nên ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế hội nhập. Vì vậy doanh nghiệp cần thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tại thị trường nội địa và tại thị trường nước ngồi. Các cơng tác về nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng sẽ được chuyên tâm, và đẩy mạnh hơn, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần tăng cường phát triển thương mại điện tử, đây là cơng cụ để có thể tìm kiếm các đơn hàng qua mạng, tiếp xúc, giao dịch trực tiếp với khách hàng.
3.3.3. Giải pháp đa dạng mẫu mã và thiết kế sản phẩm
Ngoài các sản phẩm như giày vải, giày da, giày thể thao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thông thường, Các doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm giày dép sản xuất từ hình dáng đến chất liệu, không ngừng nâng cao trình độ chun mơn cho các cán bộ làm công tác thiết kế mẫu. Để làm được điều này doanh nghiệp sản xuất giày dép của Việt Nam cần đầu tư, nâng cao trình độ cơng nghệ, thiết kế
61
mẫu và quản lý chất lượng sản phẩm, đầu tư máy móc, thiết bị kỹ thuật cho khâu thiết kế.
Doanh nghiệp nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để sử dụng trang thiết bị, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. Ngoài ra cũng cần đầu tư xây dựng một trung tâm thiết kế mẫu mốt quy mơ, hiện đại, cần phân tích xu hướng thời trang, đặc biệt xu hướng thời trang tại EU, đầu tư máy móc thiết bị cho khâu thiết kế và đào tạo nhân lực và phát động các cuộc thi thiết kế thời trang để từ đó nâng cao chất lượng giày dép và đa dạng hóa các các dịng sản phẩm xuất khẩu.
3.3.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Ngành sản xuất giày dép là một ngành địi hỏi nhân cơng lao động cao, tay nghề của người lao động tác động đáng kể đến chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động. Để đảm bảo năng suất sản xuất lao động ổn định, giày dép được sản xuất với chất lượng cao, ít lỗi mà kiểu dáng đẹp và đồng nhất, cơng ty cần phải duy trì một đội ngũ cơng nhân lành nghề. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách đãi ngộ đối với các lao động lành nghề, lâu năm. Ngoài ra, khi cơng ty có chế độ chính sách về lương như vậy sẽ khuyến khích các tất cả các lao động có thêm niềm tin và gắn bó lâu dài với cơng ty.
Tiến hành ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo về việc cho sinh viên đi thực tập có lương và nhận làm việc khi hồn thành tốt cơng việc được giao trong quá trình thực tập. Điều này đảm bảo các doanh nghiệp giày dép chọn được người lao động thích ứng ngay với cơng việc ở mức cao theo yêu cầu mà không phải đào tạo lại khi mới vào làm việc.
Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách đãi ngộ đối với các lao động lành nghề, lâu năm, những chính sách về lương phù hợp để giữ chân người lao động lành nghề, lâu năm, có đạo đức và tác phong lao động tốt.