3.4. Kiến nghị về phía Nhà nước và Hiệp hội
3.4.1. Về phía Nhà nước
Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ thương mại Việt Nam – EU.
Thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam và EU là một điều kiện vô cùng thuận lợi và có ích cho hoạt động xuất khẩu hàng hố nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng của Việt Nam, vì khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi tối huệ quốc tại các quốc gia trong EU, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu giày dép vào thị trường của EU.
Để tận dụng được lợi thế mà mối quan hệ thương mại mang lại thì Nhà nước Việt Nam cần phải:
62
Tổ chức hoạt động viếng thăm thường xuyên giữa chính phủ các nước nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
Thảo luận và tạo dựng được khuôn khổ pháp lý tốt để thúc đẩy cho hoạt động xuất khẩu giày dép vào thị trường EU được hưởng nhiều ưu đãi.
Phải quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các nhân viên thương vụ thuộc đại sứ quán Việt Nam hoạt động tại EU trong việc cung cấp thông tin về thị trường EU nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các sản phẩm xuất khẩu nói chung và giày dép nói riêng.
Đáp ứng quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu giày dép của EU
Chính phủ cần thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ và khuyến khích phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng giày dép nhằm chủ động nguyên liệu đầu vào có xuất xứ, tạo sự liên kết và hợp tác với các vùng, các tỉnh trong sản xuất nguyên liệu. Chính phủ cần quy hoạch xây dựng các khu cơng nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu tập trung, vừa tránh tình trạng manh mún, đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao dịch thuận lợi hơn. Cần có chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất giày dép.
Bộ Công Thương cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cách xử lý, thực hiện và rà sốt về kỹ thuật khi có u cầu kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU đồng thời có các đồn trực tiếp kiểm tra, xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện quy tắc xuất xứ và ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ.
Nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, kênh phân phối sang EU
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép thực hiện tốt được công tác nghiên cứu thị trường và phát triển thương hiệu giày của mình trên thị trường EU thì các cơ quan Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp như sau:
Bộ công thương, các sở thương mại phối hợp giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép tìm kiếm, thu thập thơng tin về xu hướng tiêu dùng, tình hình thị trường EU để các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giày dép một cách linh hoạt sang thị trường EU.
Nhà nước cần khuyến khích việc hình thành các trung tâm nghiên cứu và dự báo về giá cả, xu hướng thị trường, nhu cầu của thị trường giày dép ở trong nước và thị trường EU cũng như các thị trường khác để cung cấp thông tin cho các nhà sản xuất, xuất khẩu giày dép của Việt Nam, từ đó ngoanh nghiệp có thể định hướng sản
63
xuất và xuất khẩu giày phù hợp với thị hiếu tiêu dùng sản phẩm giày dép trên các thị trường đặc biệt là thị trường EU.
Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể tham gia vào các hội chợ, triển lãm giày dép tại EU, tạo cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng EU để quảng bá thương hiệu giày của mình.
Nhà nước cần hỗ trợ chương trình xúc tiến ra thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả, chính phủ cần xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình, có thơng tin chi tiết, rõ ràng để các doanh nghiệp lựa chọn tham gia. Mặt khác, cần có những chương trình xúc tiến chuyên biệt cho từng ngành hoặc kết hợp các ngành có liên quan với nhau.
Ngoài ra, Nhà nước cần có biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp da giày Việt Nam phát triển các kênh phân phối trực tiếp tại EU, triển khai Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngồi, phát huy vai trị của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài trong tổ chức phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại EU.
Đào tạo nguồn nhân lực
Để có những chuyên viên có tay nghề cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ, Sở Lao động - Thương binh và xã hội… cần định hướng và giao nhiệm vụ đào tạo và tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho các trường để mở các lớp đào tạo công nhân và chuyên viên kỹ thuật và nguồn nhân lực cao có trình độ chun mơn về nghiên cứu và dự báo thị trường ngành giày dép.